Chuyện điểm đầu vào ở các trường sư phạm địa phương tuột dốc (3 - 4 điểm/môn) khiến xã hội không khỏi lo ngại về chất lượng của người thầy tương lai đang là mối bận tâm của dư luận thời gian gần đây. Nhất là trong bối cảnh giáo dục đang tiến hành đổi mới chương trình - sách giáo khoa phổ thông một cách căn bản và toàn diện, người ta có quyền đặt câu hỏi: Liệu thế hệ “giáo viên dưới sàn” có phổ kiến thức đủ rộng và sâu để đảm đương nổi nhiệm vụ giảng dạy tích hợp của chương trình - sách giáo khoa mới? Đối với những tân sinh viên có điểm đầu vào “ảm đạm” này, riêng việc đào tạo thế nào để “mỗi thầy dạy tốt một môn” cũng là chuyện khó hơn… lên trời, nói gì đến khả năng tổ chức dạy học xuyên môn, đa môn, liên môn và nội môn - những khái niệm vẫn còn không được hiểu rõ ràng, gây tranh cãi.
Giáo dục học, tâm lý học đều khẳng định sư phạm là một ngành có tính đặc thù. Đầu vào sư phạm phải tuyển cho được những học sinh phổ thông xuất sắc, có vốn văn hóa nhất định để đầu ra có được những người thầy bản lĩnh, có năng lực truyền đạt đến người học không chỉ là tri thức mà còn khơi gợi đam mê học tập, sáng tạo, vươn cao, bay xa để chiếm lĩnh những chân trời trí tuệ. Và sau cùng, với thiên chức của mình, người thầy phải dẫn người học đến mục tiêu tối thượng: cảm hứng làm một con người chân chính, khát khao cống hiến cho dân tộc mình, nhân dân mình, đất nước mình.
tin liên quan
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ: Chuyển đổi giáo sinh đã tốt nghiệp làm nghề khác!Tại cuộc họp với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam hôm qua (17.8), Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cam kết sẽ siết chặt chất lượng đào tạo ngành sư phạm và giải quyết căn cơ tình trạng dôi dư nguồn nhân lực của ngành.
Đó là kỳ vọng của xã hội đối với khối sư phạm nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Nhưng, liệu vài năm nữa, những học sinh với mức điểm quá thấp vừa được tuyển vào sư phạm có trở thành những người thầy ưu tú như mong muốn của xã hội hay không? Đó là chưa kể đến viễn cảnh họ sẽ bổ sung vào danh sách 26.000 giáo viên không bục giảng hiện nay.
Về phần mình, các trường sư phạm không hạ chuẩn, không vẫy tay mời gọi, không tìm mọi cách chiêu mộ sinh viên thì chả lẽ đóng cửa trường? Hàng nghìn cán bộ, công nhân viên trong các cơ sở đào tạo giáo viên mất việc, đồng nghĩa với “treo niêu”. Thành ra, xã hội kêu ca cứ kêu ca. Phần ta ta cứ thấu triệt quan điểm “tuyển sinh để sống”, hãy tự cứu ta trước khi trời cứu, dù biết tuyển theo kiểu... lấy được như vậy, sự tự trọng của ngành sư phạm ít nhiều có giảm sút, niềm tin của xã hội về nhà giáo cũng phần nào vơi đi.
Trong khi các nhà lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục ở tầm vĩ mô đang chuẩn bị vận hành công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà thì nhiều trường sư phạm - nơi về lâu về dài quyết định sự thành bại của cải cách giáo dục - lại đang phá vỡ các quy chuẩn chất lượng đầu vào bằng cách tuyển sinh với mức điểm thấp tới mức khó chấp nhận. Điều này đưa dư luận xã hội từ ngạc nhiên, sửng sốt đến bức xúc và hoài nghi.
tin liên quan
Năm 2018, sẽ có điểm sàn riêng đối với ngành sư phạm* Dừng đào tạo những ngành không đảm bảo chuẩn đầu ra
Chiều 16.8, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Bùi Văn Ga và lãnh đạo các cục, vụ liên quan đã họp với hơn 30 trường sư phạm trong cả nước.
Bình luận (0)