Việc ‘chạy dây’ yêu cầu tính tỉ mỉ và kiên nhẫn nên các cặp vợ chồng cùng nhau ‘chạy dây’ cũng phải thật điềm đạm trong cư xử. Có lẽ do vậy mà cuộc sống của những gia đình ở đây luôn rộn tiếng cười.
Cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về hướng cửa ngõ phía Tây có một góc Sài Gòn thật yên bình với nghề “chạy dây”. Nhiều người nghe tên gọi sẽ thấy thật lạ, hoặc hiểu nhầm ý nghĩa của nó nhưng thực ra đúng 100% nghĩa đen: nghề “chạy dây” này đã có mặt hơn 20 năm tại Sài Gòn.
Vợ chồng tát cạn biển
Bà Sáu (51 tuổi, quê Bạc Liêu) cho biết, vì cuộc sống ở quê khó khăn nên từ năm 1996 vợ chồng đã theo người anh rể mang nghề “chạy dây” truyền thống lên Sài Gòn kiếm kế sinh nhai.
VIDEO: Độc đáo làng "chạy dây" ở Sài Gòn - Thực hiện: Vũ Phượng
Lên đến Sài Gòn, gặp thêm một số gia đình khác làm cùng nghề nên mọi người rủ nhau thuê đất để tiết kiệm chi phí. Từ đó, tên gọi làng “chạy dây” ra đời.
Công việc “chạy dây” thực chất là làm dây thừng. Người “chạy dây” nhận những cuộn dây ni-lông mảnh (loại chuyên dùng may bao bì, đan túi lưới) từ công ty sản xuất rồi thực hiện công việc của mình. Kết quả lao động được tính theo kg giao lại cho công ty, trung bình mỗi kg dây thừng được trả 4.000 đồng, dây càng nhỏ giá càng cao, dao động trong khoảng 4.000 - 7.000 đồng.
Tại ‘khu chợ’ chỉ bán duy nhất một thứ là côn trùng nên người đến mua hầu hết là đàn ông, lâu dần riết quen, những người ở khu vực gọi đây là ‘chợ đàn ông’.
Để ra một sợi dây thừng thành phẩm họ phải trải qua bốn công đoạn và “chạy” 3 lượt, mỗi lượt gần 200 mét. Trung bình một ngày mỗi người “chạy” khoảng 20 km. Do vậy bà Sáu nói nửa đùa nửa thiệt: “Nếu tính quãng đường đã chạy chắc tui chạy tới nước ngoài luôn rồi”.
Nghề "chạy dây" là nghề truyền thống ở miền Tây, được một số người dân nơi đây mang lên Sài Gòn để làm kế sinh nhai
Nghề “chạy dây” yêu cầu tính tỉ mỉ và kiên nhẫn, bởi vì nếu nóng nảy, vội vàng những sợi dây sẽ vướng lại với nhau rối tung lên. Công việc này cũng đòi hỏi hai người cùng làm và phải có sự tương tác từ cả vợ và chồng. Có lẽ vậy mà cuộc sống của những những cặp vợ chồng “chạy dây” ở đây luôn rộn tiếng cười.
Chị Minh Tâm (quê Quảng Ngãi) chia sẻ: “Hồi xưa tui có biết chạy dây là cái gì đâu. Đến khi lấy chồng người miền Tây rồi ổng chỉ cho mần. Ban đầu làm hay bị rối nên vợ chồng to tiếng suốt, lúc đó bà Sáu mới nói càng to tiếng thì dây càng rối nên hai vợ chồng mới kìm lại nhường nhau rồi từ đó tới nay làm phẻ re luôn”.
Công việc "chạy dây" yêu cầu sự tỉ mỉ và kiên nhẫn, đặc biệt là không được nóng tính
Mỗi ngày, công việc “chạy dây” đem lại thu nhập từ 400.000 - 500.000 đồng cho một gia đình. Trừ các chi phí, số tiền này vừa đủ để họ trang trải cuộc sống và về quê ăn Tết.
Người bán không dùng cân, người mua không trả giá… là những hình ảnh chỉ có thể nhìn thấy ở khu chợ Đĩa, hay còn được nhiều người gọi với cái tên “chợ 5.000 đồng” ở Sài Gòn. Chẳng ai lo việc cân thiếu cân đủ, không ai màng trả giá ở đây.
Dây thừng ra... tiền
Giữa đồng cỏ rộng lớn giăng đầy những sợi dây dài hàng trăm mét, tiếng côn trùng râm ran xen kẽ tiếng máy chạy ro ro cùng tiếng cười nói của mọi người tạo nên một không gian làng quê thật yên bình.
Sự tương tác ăn ý của vợ và chồng sẽ giúp cho công việc "chạy dây" đạt hiệu quả cao hơn
Ở góc trong cùng, những ngôi nhà dựng tạm nằm cạnh nhau lụp xụp chẳng có gì quý giá ngoài các cuộn dây lớn, nhỏ đủ màu sắc.
Trong bộ dạng nông dân quê mùa, mồ hôi chảy ròng trên má, ông Nguyễn Văn Minh cười tít mắt: “Nghề này nay đây mai đó, chỗ nào có đất trống thì mần, chừng nào người ta lấy lại đất thì lại đi tìm mảnh mới. Chạy như tập thể dục riết quen luôn chứ nghề nào mà chẳng là nghề”.
Dưới cái nắng oi ả, những khuôn mặt lam lũ vẫn miệt mài với công việc. Họ cứ “chạy” cần mẫn như thế vì một đích đến tươi sáng hơn cho con cái mình.
Để ra một sợi dây thừng thành phẩm họ phải trải qua bốn công đoạn và “chạy” 3 lượt, mỗi lượt gần 200 mét
Dù là đàn ông hay phụ nữ, đã gắn bó với nghề "chạy dây" đều có đôi tay chai sần nhưng luôn nhanh thoăn thoắt
Trung bình một ngày mỗi người “chạy” khoảng 20 km
Mỗi ngày, công việc “chạy dây” đem lại thu nhập từ 400.000 – 500.000 đồng cho một gia đình
Những sợi dây càng nhỏ tiền công càng cao, dao động trong khoảng từ 4.000 - 7.000 đồng/kg
Công ty sản xuất sẽ trực tiếp giao dây đến tận nơi
Việc ‘chạy dây’ yêu cầu tính tỉ mỉ và kiên nhẫn nên các cặp vợ chồng cùng nhau ‘chạy dây’ cũng phải thật điềm đạm trong cư xử
Mảnh đất rộng này được 13 hộ tập trung lại cùng nhau thuê để "chạy dây"
Công việc này cũng đòi hỏi hai người cùng làm và phải có sự tương tác từ cả vợ và chồng
Mỗi ngày, công việc “chạy dây” đem lại thu nhập từ 400.000 - 500.000 đồng cho một gia đình
Những cuộn dây thành phẩm được bó gọn gàng chờ giao lại cho công ty
Dưới cái nắng oi ả, cuộc sống tại làng "chạy dây" vẫn luôn rộn tiếng cười nói
Bình luận (0)