Nỗi lo độc quyền taxi công nghệ: 'Rót' 100 triệu USD lấp chỗ Uber
03/04/2018 07:15 GMT+7
Khoảng trống từ Uber để lại đang là cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp mới cả trong và ngoài nước.
Tự động phát
Nhiều DN muốn tham gia
|
|
Ứng dụng Vivu được một nhóm đầu tư và phát triển ra mắt lần đầu vào tháng 3.2016, với tên gọi FaceCar. Sau 1 năm ra mắt, FaceCar đổi tên thành Vivu, nhưng không được quảng bá rộng rãi và ít được biết đến. Đại diện Phương Trang cho biết với sự hỗ trợ lần này từ Phương Trang, bản nâng cấp VATO sẽ không chỉ là ứng dụng gọi xe mà tích hợp nhiều chức năng đi kèm, tạo thành một hệ sinh thái các ứng dụng, bao gồm thanh toán, gọi điện thoại, vận tải, giao hàng…
Tuy số lượng xe còn hạn chế nhưng lợi thế của ứng dụng này là cho phép người dùng mặc cả với lái xe nếu không cảm thấy hài lòng về mức phí hiển thị (với giá tối thiểu ứng dụng đưa ra), chức năng này cả Uber và Grab đều không có. Hiện giá cước của VATO ở mức 8.500 đồng/km, tương đương GrabCar nhưng chiết khấu với tài xế chỉ 20% (mức cao nhất Grab áp dụng với tài xế hiện nay gần 30%). Phía VATO cũng thông tin từ sau ngày 27.3, số lượt tải ứng dụng này đã tăng vọt, đạt 200 lượt, gấp đôi mức đỉnh của thời kỳ trước đó.
Không chỉ Phương Trang, sau khi Uber “nhường sân”, Mai Linh Bike (ứng dụng đặt xe máy của Tập đoàn Mai Linh) cũng lập tức “tung” ra nhiều chương trình hấp dẫn nhằm chiêu mộ số lượng lớn tài xế xe máy của Uber. Mai Linh Bike cam kết chỉ thu 15% chiết khấu và tặng 100% phí đồng phục cho đối tác lái xe nếu trong tháng đầu đạt doanh thu từ 2,5 triệu đồng trở lên. Đặc biệt, Mai Linh mua bảo hiểm cho tất cả đối tác lái xe sau khi đối tác hoạt động được 6 tháng. Mức giá cước được Mai Linh Bike áp dụng là 11.000 đồng/2 km đầu và 3.700 đồng/km tiếp theo, cam kết không tăng giá vào giờ cao điểm.
Không chỉ doanh nghiệp (DN) trong nước, khoảng trống từ sự rút lui của Uber cũng tạo hấp lực với các DN vận tải nước ngoài. Thông tin từ tờ Deal Street Asia cho biết Go-Jek -
“kì lân” (start-up có định giá trên 1 tỉ USD) của Indonesia cũng đang tiến hành tuyển dụng nhân sự tại VN để thâm nhập thị trường thứ 2 ở Đông Nam Á.
Người tiêu dùng sẽ hưởng lợi
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định khoảng trống từ Uber tạo ra cơ hội rất tốt cho các nhà đầu tư, DN muốn tham gia vào lĩnh vực này. Hiện tại, chính người tiêu dùng cũng đang “sợ” Grab độc quyền, tăng giá, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình, nên “tay chơi” nào xuất hiện tạo cạnh tranh cũng sẽ được ủng hộ. “Đây là thời điểm các DN vận tải VN cần rà soát mô hình kinh doanh, thiết lập lại cơ chế tổ chức, phối hợp để nâng cấp dịch vụ, công nghệ, tạo lợi thế nhất định trong cạnh tranh, nhất là khi có thêm không ít thách thức từ các nhà đầu tư nước ngoài đang nhăm nhe thế chân Uber”, ông Phong nói.
Không chỉ tạo cơ hội cho các DN nội, khoảng trống từ Uber đang “vẽ” lại thị trường taxi công nghệ với sự tham gia của cả DN ngoại tạo nên cuộc cạnh tranh được dự báo là sẽ khốc liệt. Vì vậy để cạnh tranh, buộc taxi truyền thống phải đầu tư vào công nghệ, đem lại nhiều tiện tích hơn cho người tiêu dùng. Mặt khác, chiến lược của Grab hiện nay vẫn là chấp nhận bù lỗ để tung ra các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng, hỗ trợ lái xe. Nếu cảm thấy đang ở vị thế “độc tôn”, hãng này sẽ dần dần tăng giá cước, không cao hơn taxi truyền thống nhưng cũng không còn “chiều chuộng” hành khách như bây giờ. Tuy nhiên, một khi VATO hay bất cứ một ứng dụng gọi xe nào xuất hiện và đưa ra mức giá thấp hơn, Grab buộc phải tiếp tục cạnh tranh. Không cần biết taxi truyền thống hay công nghệ, miễn bên nào rẻ hơn thì người tiêu dùng sẽ chọn.
|
Bình luận (0)