Nối mi mắt: Coi chừng tiền mất tật mang

09/07/2015 12:05 GMT+7

(TNO) Mối nối mi dài và dầy không còn xa lạ trong ngành thẩm mỹ, tuy vậy, ít ai biết rằng nhiều người đã phải tiền mất tật mang hơn là xinh đẹp, theo MSN ngày 7.6.

(TNO) Nối mi để nó dài và dầy hơn không còn là điều xa lạ trong ngành thẩm mỹ; tuy vậy, ít ai biết rằng nhiều người đã phải tiền mất tật mang thay vì xinh đẹp hơn sau khi làm điều này, theo MSN ngày 7.6.

nối mi
Ảnh minh họa: Shutterstock
Đưa bất kỳ vật “ngoại lai” nào gần mắt đều làm tăng mối đe dọa đến mắt. Vì vậy, nối mi đặc biệt nguy hiểm bởi chúng có thể gây ra hàng loạt kiểu kích ứng khác nhau.
"Keo dán mi đối với một số người có thể gây ra phản ứng dị ứng", tiến sĩ Robert Dorin tại Tập đoàn Y True và Dorin ở thành phố New York (Mỹ) cho biết.
Đó là còn chưa kể đến một số loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng nấm hoặc virus ở mắt.
Theo ông Dorin, lông mi được nối thêm có tác dụng làm tăng trọng lượng lông mi và đặt áp lực lên các nang lông, làm cho lông mi rụng và không mọc lại. Do vậy, trong khi chị em muốn lông mi dài và dầy thì kết quả thực sự chỉ là làm chúng mỏng hơn.
Cô Alexandra Owens, biên tập viên tạp chí chăm sóc sắc đẹp Allure (Mỹ), là một trong số những người từng nếm trải cảm giác đau đớn vùng mắt vì nối mi. Alexandra cho biết, kết quả của vụ nối mi đã khiến mắt cô đau và xốn vì lông mi dài rụng vào trong mắt, cô phải nhờ đến bác sĩ nhãn khoa dùng kim gắp sợi lông mi đó ra.
Tại Nhật Bản, trào lưu nối mi cũng rất thịnh hành. Cùng với đó, lượng phụ nữ bị bệnh về mắt cũng gia tăng.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu tại Nhật Bản đã khảo sát trong số 107 phụ nữ tuổi từ 21 - 52, 64 người đã trải qua tình trạng phản ứng dị ứng vì keo nối mi và 42 người trải qua tình trạng bị ăn mòn kết mạc do nhiễm trùng, trong khi số còn lại gặp tình trạng phản ứng dị ứng có liên quan với sợi mi gây nhiễm trùng đến các bộ phận khác nhau của mắt.
Hay như ở Anh, năm 2013, cô Jane Rolfe (42 tuổi) đã quyết định nối lông mi. Sau buổi nối mi, hôm sau, Rolfe thức dậy với khuôn mặt sưng phồng, cảm giác châm chích đau đớn, và đôi mắt đỏ ngầu. Kết quả là cô phải trải qua 5 giờ để “rửa mắt” do dị ứng với loại keo dán mi.
Một trường hợp khác là cô dâu 28 tuổi đi nối mi trước đám cưới với hy vọng có một đôi mi dài lung linh quyến rũ. Người phụ nữ này đã vướng phải cảm giác đau đớn khi keo dán đã dán luôn đôi mắt của cô khiến cô không thể mở mắt. Thẩm mỹ viện đã tiến hành dùng nhíp kéo mí mắt ra. Kết quả là sau một hồi kéo mí mắt, không chỉ lông mi giả mà lông mi thật cũng không còn sợi nào. Tệ hơn, bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán cô bị trầy xước 2 nhãn cầu.
Do đó, nếu chị em nào đang phân vân có nên nối mi hay không thì hãy suy nghĩ lại, hoặc chí ít là tìm một thẩm mỹ viện chuyên nghiệp để “chọn mặt gửi vàng”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.