Tôi còn nhớ trong chuyến tuần tra đêm vào một ngày đầu năm 2021, khi truy đuổi ráo riết đối tượng nghi vấn cướp giật qua nhiều tuyến đường với tốc độ cao, 2 CSHSĐN Công an Q.3 đã áp sát, khống chế thành công các đối tượng. Lúc này, tôi trực tiếp ngồi sau xe máy của một CSHSĐN nên phần nào biết được những nguy hiểm, rủi ro của họ.
Tổ cảnh sát hình sự Công an Q.3 (TP.HCM) thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát |
TRÁC RIN |
Để đuổi theo các đối tượng cướp giật, không ít lần xe máy của trinh sát va quệt với các phương tiện khác. Thậm chí, khi chạy qua một con hẻm trên đường Điện Biên Phủ (Q.3), đối tượng còn dùng tay định kéo ngã một phương tiện khác cản địa. Sau đó, tôi nhận được tin nhắn của một CSHSĐN trong tổ công tác, nói sau khi về trụ sở, chiếc xe của anh bị hỏng máy, phải vào tiệm và sửa hết 10 triệu đồng.
Thật vậy, trong quá trình đồng hành cùng nhiều CSHSĐN truy đuổi tội phạm đường phố, tôi nhận ra rằng ngoài việc đối diện hiểm nguy, thậm chí cả tính mạng, hầu hết ai cũng tâm tư về “con ngựa sắt” của mình. Nếu đi xe zin (không thay đổi kết cấu) thì khó có thể đuổi kịp các đối tượng cướp giật tài sản. Còn “độ” xe (phổ biến nhất là thay đổi pít tông) phải tự bỏ tiền túi.
Khi tôi hỏi một CSHSĐN: “Cơ quan đơn vị hỗ trợ kinh phí chứ?”. Một trinh sát nói rằng, nói lý thuyết là vậy nhưng liên quan tới cơ quan phải có hóa đơn, chứng từ, kèm các thủ tục hành chính, nên hầu hết CSHSĐN phải tự bỏ tiền túi đầu tư phương tiện.
Tôi nhớ lời chia sẻ của một CSHSĐN mới ra trường được vài năm: “Lính hình sự thì ai cũng máu nghề. Tuy nhiên, thu nhập của tôi chỉ đủ chi phí sinh hoạt, dư một ít gửi về cho ba mẹ dưới quê nên không có điều kiện đầu tư vào phương tiện tuần tra. Nhiều lúc, tụi cướp giật đi xe “độ”, tôi quyết liệt đeo bám nhưng không tài nào đuổi kịp…”.
Cận cảnh cảnh sát hình sự truy đuổi bắt 2 tên cướp liều lĩnh trên đường phố |
Bình luận (0)