Tốn hàng tỉ bạc chỉ để... năn nỉ người ta đi học!
Các dự án, đề án trọng điểm năm 2007 Đầu tư xây dựng Trường ĐH Cần Thơ thành trường ĐH trọng điểm. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường ĐH Y Dược Cần Thơ, ĐH An Giang, ĐH Sư phạm Đồng Tháp, ĐH Tiền Giang, ĐH Trà Vinh, ĐH Bạc Liêu, CĐ-CĐ Hậu Giang. Thành lập ĐH Văn hóa Cần Thơ, CĐ Thương mại, TC Nghiệp vụ du lịch Cần Thơ. Đào tạo và bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên phổ thông các cấp; đào tạo cán bộ giảng dạy ĐH tại chỗ... |
Cũng bàn về việc chống lãng phí trong đầu tư cho giáo dục với điều kiện còn eo hẹp hiện nay, các giáo sư có mặt tại hội nghị như GS-TS Đào Công Tiến, GS-TS Võ Tòng Xuân, PGS Lương Ngọc Toản - Phó chủ tịch Hội Khuyến học VN đều đồng tình rằng nên tránh việc mỗi tỉnh đều mở trường đại học, các địa phương nên ngồi lại với nhau để tính toán thiệt hơn. PGS Lương Ngọc Toản bức xúc: "Chúng ta đã có bài học nhãn tiền về các địa phương đua nhau mở nhà máy đường, nhà máy xi măng lò đứng rồi đấy. Nên chăng giao cho các trường ĐH lớn hỗ trợ đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên hoặc mở phân hiệu, sau khi phát triển mạnh sẽ giao lại địa phương, song song đó đầu tư nâng cấp các trường cao đẳng cộng đồng đủ mạnh".
Vấn đề xã hội hóa giáo dục ra sao cũng làm "nóng" không khí hội nghị. GS Trần Thượng Tuấn nêu ra một hướng đi: nên khuyến khích mở các trường tư thục chất lượng cao cho con em gia đình khá giả học, dành trường công cho con em gia đình có thu nhập trung bình, nghèo theo học. Liên quan đến vấn đề này GS-TS Võ Tòng Xuân nêu ý kiến: Phải có mức thuế thật ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục; cần có điều khoản không đánh thuế lợi tức vào những khoản tiền doanh nghiệp đóng góp cho các chương trình liên quan đến giáo dục.
"Lãnh đạo các cấp nên mỗi tháng đi thăm một trường học"
Đó là đề nghị của Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đưa ra tại hội nghị. Bộ trưởng cho biết, ở một trường học tại Kiên Giang chỉ cách đường cái quan có 200 mét, bàn ghế ọp ẹp vì đã được sắm từ năm... 1975, trường học có trên ngàn học sinh mà chỉ có... 2 chỗ tiểu tiện, huống chi là các trường lớp vùng sâu. Bộ trưởng yêu cầu phải có một sự đổi mới mạnh mẽ về cơ chế tài chính mới mong có điều kiện tăng tốc, chứ như hiện tại chỉ là làm tốt trong khuôn khổ 20% ngân sách quốc gia dành cho giáo dục mà thôi. Liên quan đến nguyên tắc phân bổ tài chính đầu tư cho vùng, Bộ trưởng cũng yêu cầu chỉ tiêu nào Bộ Chính trị đã chỉ thị ưu tiên thì các bộ ngành liên quan phải làm rõ chi bao nhiêu và chỉ tiêu cụ thể, tránh cảnh mỗi năm mỗi đi xin chỉ tiêu. Các chỉ tiêu cũng phân định thật khoa học, ví dụ đầu tư cho việc xây dựng phòng học phải tính toán cụ thể miền Bắc cần 113 triệu đồng để xây 1 phòng học, trong khi ĐBSCL do nền đất yếu phải tốn đến 150 triệu đồng.
Hướng đi đã mở, điều kiện để tăng tốc đã có, vấn đề còn lại chúng ta sẽ thực hiện như thế nào. Đó là vấn đề mà người dân ĐBSCL đang lưu tâm.
H.H
Bình luận (0)