Ngành nông nghiệp của Nga không những không bị ảnh hưởng mà ngược lại còn nhìn thấy rất nhiều lợi ích từ lệnh trừng phạt kinh tế mà phương Tây đã áp đặt lên nước này trong suốt ba năm qua.
Theo hãng thông tấn Sputnik, Nga đã chứng kiến một sự bùng nổ về nông nghiệp từ năm 2014, năm mà Mỹ và phương Tây bắt đầu áp dụng một loạt biện pháp trừng phạt đối với Moscow, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp.
Xu hướng phát triển nông nghiệp Nga chưa cho thấy dấu hiệu giảm tốc mặc dù đã bước vào năm thứ ba tăng trưởng liên tiếp. Trong sáu tháng đầu năm 2016, nhu cầu ngành nông nghiệp tăng mạnh đến mức nước này đã phải sản xuất máy kéo và máy thu hoạch nhiều hơn 35% so với cùng kỳ năm 2015. Chính phủ Nga mới đây cũng đã cam kết hỗ trợ cho nông dân và đầu tư vào máy móc nông nghiệp trong nước.
Có một nghịch lý đáng ngạc nhiên ở đây, đó là trong khi quốc gia phải chịu lệnh trừng phạt được hưởng lợi, sản lượng thu hoạch đạt kỷ lục và thậm chí đã trở thành nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới, thì nơi đã đặt ra các lệnh trừng phạt lại gặp phải khó khăn. Theo số liệu ước tính vào giữa năm 2016, các biện pháp cấm vận đã gây thiệt hại 65 tỉ USD cho các nhà sản xuất nông nghiệp ở châu Âu. Một số nước, trong đó có các nước vùng Baltic như Estonia, Latvia và Litva bị ảnh hưởng nặng nề, các trang trại bò sữa cũng như thủy sản của họ phải chịu sự suy giảm nghiêm trọng từ 30% trở lên.
tin liên quan
Xuất khẩu của Nga sang Mỹ sẽ phục hồi trong năm nayMoscow dự đoán xuất khẩu sang Mỹ sẽ đạt được mức trước khủng hoảng trong năm 2017.
Sự bùng nổ nông nghiệp đã quá mạnh mẽ đến mức nó thậm chí còn có khả năng thách thức cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mà nền kinh tế Nga đang phải đối mặt. Năm 2015, khi GDP cả nước giảm 3,8%, khu vực nông nghiệp lại tăng 2,2%. Năm 2016, khi sự suy giảm có dấu hiệu chậm lại và nền kinh tế tăng 0,3%, thì nông nghiệp lại một lần nữa dẫn đầu sự tăng trưởng so với các ngành khác với mức tăng 4,8%.
Trước tình hình này, ngay cả các nhà quan sát tài chính phương Tây đã buộc phải thừa nhận sự vô vọng của chính sách trừng phạt kinh tế. Tờ Financial Times nhận định các hạn chế mà Nga phải chịu dường như đã phản ứng ngược và trở thành chất xúc tác để chính phủ cũng như nhà sản xuất nước này tập trung nỗ lực để phát triển nông nghiệp với mục tiêu trở thành nước xuất khẩu mạnh mẽ thay vì phải phụ thuộc nhập khẩu.
Timur Nigmatullin, một nhà phân tích tại Finam, công ty dịch vụ tài chính ở Moscow, chỉ ra rằng trái ngược với các ngành công nghiệp khác, ngành nông nghiệp của Nga không đòi hỏi nhiều đầu tư, và đó là yếu tố quan trọng để đạt được thành công hiện tại.
“Ngành nông nghiệp tự nó không đòi hỏi phải quá chuyên sâu về nguồn vốn lớn. Nó hoàn toàn có thể được bắt đầu sản xuất tương đối nhanh tại nơi có nhu cầu”, ông Nigmatullin nói.
Mặc dù nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng GDP của đất nước, nhưng chính quyền Moscow dường như đã nhận ra tầm quan trọng trong việc cải thiện triển vọng nông nghiệp. Ngành này hoàn toàn có thể tiếp tục tăng cường vị trí của nó trong cán cân xuất khẩu của Nga, vượt qua các mặt hàng hóa chất, cao su, thậm chí cả kim loại và các sản phẩm từ kim loại. Không những thế, Nga còn đang đầu tư vào các sản phẩm mà trước đây họ có rất ít kinh nghiệm như nấm champignon, nấm sò, trồng nho và vườn cây ăn trái.
Giữa những cú sốc kinh tế - chính trị làm sụt giảm giá trị đồng rúp Nga, khiến giá thực phẩm tăng lên, sự bùng nổ nông nghiệp này dự kiến sẽ tạo mức giá thấp hơn, ổn định lại giá cả cho người tiêu dùng trong nước.
Cũng theo Sputnik, thắng lợi hiện tại đã tạo động lực để Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nga Alexander Tkachev đề xuất được mở rộng lệnh trừng phạt và cấm vận thực phẩm từ phương Tây trong một thập niên nữa. Vì ông tin rằng chỉ cần vài năm nữa thôi, Nga có thể trở thành siêu cường xuất khẩu thực phẩm.
tin liên quan
Kinh tế Nga quay đầu tăng trưởng sau hai năm suy thoáiKinh tế Nga vừa tăng trưởng lần đầu tiên trong hai năm qua vào quý 4/2016. Số liệu chính thức cho thấy nước này đang phục hồi từ tốn sau đợt khủng hoảng dài.
Bình luận (0)