Đặc biệt, với hàng nông sản, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành nhấn mạnh, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt quan trọng, khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được Việt Nam tham gia ký kết và có hiệu lực như CPTPP đã có hiệu lực từ đầu năm 2019, Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) sẽ có hiệu lực từ tháng 8 năm nay. Ông nói: “Nếu các doanh nghiệp trong nước đủ sức hội nhập, đáp ứng những đòi hỏi ngày một cao của thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính, vị thế của doanh nghiệp nông sản Việt Nam sẽ được khẳng định, không chỉ đem lại giá trị to lớn cho doanh nghiệp, mà còn đảm bảo sản xuất bền vững cho ngành nông nghiệp nước ta nói chung”.
|
Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao lưu ý, việc kinh doanh hàng nông sản Việt trên các thị trường quốc tế còn có một số vấn đề khác cần lưu tâm như: nông sản Việt bị định kiến là dư lượng thuốc trừ sâu, không có thương hiệu, không vào được chuỗi thương mại toàn cầu...
Tại buổi tọa đàm, ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin, trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra giảm mạnh 27% nhưng xuất khẩu tôm lại tăng 4%. Đây là những con số không quá tệ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu hàng hóa toàn thế giới. Với thị trường xuất khẩu EU sau khi EVFTA có hiệu lực kỳ vọng tăng giá trị gia tăng với hàng thủy sản lên 50% là quá tốt.
|
Ông Mai Xuân Thành - đại diện ngành hải quan, cũng hứa ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong và sau dịch bệnh Covid-19; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan; chủ động tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp…
Bình luận (0)