Lúc đó tầm 23 giờ, trong ánh đèn vàng vọt hắt xuống đường, cậu nhìn thấy một người đàn ông gầy gò đang lụi cụi sửa chiếc xe đạp cà tàng, và bên vai áo nhuốm đầy máu. Hỏi ra mới biết, bác đi họp cựu chiến binh về và bị ngã xe.
tin liên quan
Nóng trên mạng xã hội: Tranh cãi vụ chết trong khi hút mỡ; chó cắn 5 ngườiCâu hỏi này nhanh chóng khơi lên cuộc tranh luận bất tận. Dân mạng đa phần cho rằng văn hóa cư xử của người Việt hiện đang ở mức độ rất thấp. Nhẹ thì chửi bới, nặng thì động chân động tay.
Trong khi đó, khả năng điềm tĩnh cùng nhìn vào vấn đề để giải quyết là rất ít, nên họ rất sợ làm ơn mắc oán. Nhiều người theo đà đó kể về những việc mà họ chứng kiến hoặc từng là nạn nhân trong các câu chuyện giúp người để rồi cuối cùng nhận quả đắng.
Tuy nhiên, cũng có người lạc quan hơn chia sẻ: “Biết là lừa đảo trong xã hội này nhiều, nhưng một người già hơn 70 tuổi thì làm được gì. Cũng là đôi lời ngụy biện không muốn dấy việc vào thân thôi. Trân trọng cảm ơn bạn đêm qua giúp đỡ bác. Cuộc sống cần những người như bạn”.
Thí sinh từ trượt thành Á khoa 2 ĐH Y Hà Nội chính thức bị đuổi học
Câu chuyện các thí sinh được nâng điểm một cách ngoạn mục trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 vẫn chưa hạ nhiệt, thì hôm qua cộng đồng mạng lại sôi sục với trường hợp một thí sinh của ĐH Y Hà Nội bị đuổi học vì được nâng điểm… quá hớp, từ trượt thành á khoa 2.
Nhiều ý kiến bức xúc: “Y mà nâng điểm thế khác gì giết người”, hay “Các em mua điểm thì làm ơn đừng học y dược, mấy thứ khác các em có thể đền nhưng tính mạng con người thì sao mà đền”. Bên cạnh những bình luận chỉ trích, một vài Facebooker cũng chia sẻ cảm giác hụt hẫng, mất niềm tin vào chuyện thi cử.
“Không hiểu sao khi đọc bài này tôi cảm thấy đau lòng, thấy xót xa! Đau lòng cho các em, cả những em được nâng điểm lẫn các em bị mất cơ hội. Đó chính là sai lầm của người lớn làm hại tương lai của chính con em mình lẫn con em người khác”.
Bình luận (0)