“Bệnh nhân (Lê Thị Hà Vi – nữ sinh bị cưa chân) còn phải trải qua một quá trình dài điều trị và làm quen, thích ứng với cuộc sống mới mà bây giờ chỉ mới bắt đầu”.
Lê Thị Hà Vi cần tinh thần vững chắc để bước tiếp - Ảnh do gia đình Hà Vi cung cấp |
Tiến sĩ – bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Tiến Lý, Phó giám đốc Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng (TP.HCM) cho biết: việc điều trị này phải liên tục chứ không được ngắt đoạn”,
Được biết, sau khi được điều trị lành vết thương tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), Hà Vi sẽ tiếp tục được điều trị phục hồi chức năng, làm chân giả tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng (TP.HCM).
Vết thương đang lành
Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Văn Tuấn, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân Lê Thị Hà Vi (15 tuổi, ngụ Đắk Lắk) đã ổn định.
“Bệnh nhân vẫn phải bó mỏm cụt (sau khi làm phẫu thuật đoạn chi – PV). Các bác sĩ vẫn theo dõi sức khỏe bệnh nhân mỗi ngày và hiện bệnh nhân không có gì bất thường”, bác sĩ Tuấn cho biết.
|
Những ngày qua, bên cạnh việc điều trị y khoa, các bác sĩ, điều dưỡng đều phải thường xuyên nói chuyện, động viên để bệnh nhân khuây khỏa, lấy lại tinh thần, vui vẻ. Đồng thời, gia đình cũng phải làm chỗ dựa, động viên Hà Vi.
“Đến hôm nay thì thấy cháu đã vui hơn”, bác sĩ Tuấn chia sẻ.
Bệnh nhân được chăm sóc mỏm cụt, dùng kháng sinh để mỏm cụt lành. Đồng thời, bệnh nhân cũng sẽ được các bác sĩ hướng dẫn các bài tập gồng cơ, gấp đùi để vận động chân bên bị cắt cụt. Sau đó, bệnh nhân sẽ được lắp chân giả và làm quen với chân giả.
Quá trình điều trị vật lý trị liệu, các bài tập vận động sau khi bệnh nhân đã lành mỏm cụt và lắp chân giả được Bệnh viện Chỉnh hỉnh và Phục hồi chức năng (TP.HCM) tiếp nhận.
Gia đình là "bác sĩ" tốt nhất
Bác sĩ Lý nhìn nhận thêm, bệnh nhân bị cắt cụt chân ngoài việc đau về thể chất thì “sang chấn về mặt tâm lý đối với bệnh nhân là quan trọng nhất”.
“Bệnh nhân cần tinh thần mạnh mẽ, vững chắc để bước tiếp. Việc điều trị, hỗ trợ tâm lý và chỗ dựa tinh thần cho bệnh nhân là cả quá trình lâu dài, liên tục mà gia đình là “bác sĩ” tốt nhất”, bác sĩ Lý chia sẻ.
Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh: Thang Duy
|
Ngay cả trong quá trình điều trị y khoa, vận lý trị liệu nhanh hay chậm, theo các bác sĩ đều phụ thuộc lớn nhất vào tâm lý, tinh thần và nghị lực của bệnh nhân.
|
Sau đó, bệnh nhân sẽ được làm chân giả và phải tập làm quen với bộ phận cơ thể mới này.
Theo bác sĩ Lý, hiện nay y học và khoa học kỹ thuật tiến bộ, nên chân giả cũng đã hỗ trợ tốt hơn rất nhiều cho bệnh nhân. Còn quá trình tập vật lý trị liệu, vận động và làm quen với chân giả nhanh hay chậm là tùy thuộc vào tâm lý của bệnh nhân.
“Việc tập các bài tập gồng cơ, gấp đùi nhanh có thể mất vài tuần”, bác sĩ Tuấn cho biết. Trong khi đó, theo bác sĩ Lý, các bài tập làm quen với chân giả thông thường mất khoảng 3-4 tuần. Sau đó, bệnh nhân sẽ được tập tạo dáng với chân giả thì phải vài tháng.
“Trước mắt với Vi là quá trình can thiệp y học. Đây chỉ mới là bước bắt đầu, còn cả chặng đường dài phía trước”, bác sĩ Lý đánh giá.
Theo bác sĩ, về mặt tâm lý thì gia đình cần phải là chỗ dựa vững chắc, lâu dài, động viên em vượt qua nỗi đau, khó khăn để tiếp tục hòa nhập và sống tốt. Bạn bè và những người xung quanh cũng rất quan trọng để em có thể thoải mái, trút bỏ mặc cảm tâm lý hòa nhập cộng đồng.
“Việc bị mất đi tay, chân ảnh hưởng rất mạnh đến tâm lý bệnh nhân hiện tại và lâu dài. Gia đình, bạn bè và những người xung quanh hãy giúp em nhìn vào những mặc tích cực, lạc quan. Hãy hướng em vào những tấm gương tốt, những người đã vượt lên hoàn cảnh, khiếm khuyết cơ thể để vui sống và thành công. Tại Việt Nam và trên thế giới không ít những tấm gương này. Qua báo chí, tôi thấy Vi là cô bé mạnh mẽ, lạc quan. Tôi tin em sẽ tin yêu đời và vượt qua khó khăn này”, bác sĩ Lý chia sẻ.
Bình luận (0)