“Hiện tại, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Tổng thống Donald Trump hay Quốc hội muốn nghiêm túc sửa đổi lại các chương trình vốn là nguyên nhân gốc rễ gây ra sự mất cân bằng tài chính”, ông Schirach nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik hôm 12.9.
Khoản nợ quốc gia của Mỹ đã chính thức phá kỷ lục 20.000 tỉ USD sau khi Tổng thống Trump ký một đạo luật nâng trần nợ đến ngày 8.12, cho phép Bộ Tài chính Mỹ vay tiền cho đến thời điểm đó.
Theo ông Schirach, việc vay mượn lớn đã nằm trong cấu trúc của chính trị và xã hội Mỹ. “Thâm hụt đã trở thành kết cấu. Do đó, nợ quốc gia tiếp tục gia tăng hằng năm. Tình hình có thể tồi tệ hơn trong tương lai và những khoản nợ không ngừng tăng sẽ là gánh nặng cho các thế hệ tiếp theo”, ông Schirach nhận định.
Mặc dù không thể phủ nhận Mỹ vẫn có lịch sử tín dụng rất tốt và các nhà đầu tư sẵn sàng cho Washington vay tiền, nhưng “chính phủ sẽ dần dần nhận ra họ không thể tự do làm nhiều hơn bởi vì bị kìm kẹp về tiền mặt”, theo ông Schirach.
Vấn đề này cũng đã được Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), cơ quan liên bang cung cấp thông tin ngân sách và kinh tế cho Quốc hội Mỹ, thừa nhận.
CBO ước tính nợ liên bang hiện nay ở mức cao nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai và thâm hụt sẽ đạt 150% GDP vào năm 2047. Gánh nặng tăng chi phí lãi suất của chính phủ sẽ gây thêm áp lực lên ngân sách nhà nước và nhiều khả năng tăng cơ hội cho một cuộc khủng hoảng tài chính.
tin liên quan
Trung Quốc lấy lại ngôi chủ nợ lớn nhất của MỹTheo số liệu từ Bộ Tài chính Mỹ, Trung Quốc đã nắm giữ 1.150 tỉ USD trái phiếu, tín phiếu và hối phiếu do Mỹ phát hành trong tháng 6.
Bình luận (0)