Nước máy bị nhiễm thạch tín, chì trên khắp nước Mỹ

02/04/2021 08:11 GMT+7

Một nghiên cứu chất lượng nước mới được thực hiện bởi tờ The Guardian và Consumer Reports cho thấy chỉ có 2/120 mẫu nước máy của Mỹ nằm trong giới hạn an toàn được khuyến nghị đối với thạch tín, chì, PFAS hoặc các chất ô nhiễm khác.

Các mẫu được sử dụng trong nghiên cứu kéo dài 9 tháng này đến từ các hệ thống cấp nước của Mỹ phục vụ hơn 19 triệu người dân, tờ The Guardian đưa tin ngày 2.4.
Cụ thể, 118 trong số 120 mẫu có hàm lượng chất ô nhiễm đáng quan ngại. Tỷ lệ mẫu tương tự (tức 118/120) có mức độ chì có thể phát hiện được (các nhà khoa học cảnh báo rằng không có mức độ phơi nhiễm an toàn đối với chì).
Hầu hết mọi mẫu được kiểm tra đều có mức thạch tín có thể đo được, trong khi 8% số mẫu nước của Mỹ cho thấy thạch tín ở mức trên mức tối đa được khuyến nghị của Consumer Reports - một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ.
Hơn 35% mẫu có PFAS - “hóa chất vĩnh viễn” có khả năng độc hại không dễ phân hủy trong môi trường. Chúng được sử dụng trong sản xuất vải chống ố, quần áo chống thấm nước, dụng cụ nấu ăn chống dính và các sản phẩm thông thường khác. Tổng cộng, 117 trong số 120 mẫu được nghiên cứu có hàm lượng PFAS.
Theo tờ The Guardian, vẫn không có giới hạn pháp lý nào đối với PFAS trong nước uống được thực hiện ở Mỹ, chỉ có những giới hạn tự nguyện áp dụng cho chỉ hai trong số các hóa chất.
Theo phân tích hồi tháng 1 của Nhóm hoạt động vì môi trường Mỹ (EWG), hơn 2.330 cộng đồng ở 49 bang của Mỹ có nước uống bị nhiễm PFAS.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc với PFAS có thể dẫn đến cholesterol cao, viêm loét đại tràng, bệnh tuyến giáp, tăng huyết áp do mang thai, ung thư tinh hoàn và ung thư thận, cũng như gây khó khăn trong việc học tập ở trẻ em.
Một nghiên cứu hồi tháng 2 do tờ The Guardian thực hiện cho thấy khả năng tiếp cận nước uống sạch ở Mỹ là không bình đẳng, với các hạt nông thôn và nghèo khó, đặc biệt là các hạt có đông người gốc La tinh, có khả năng vi phạm các quy định về an toàn khoáng chất nhiều hơn các khu vực giàu có hoặc thành thị.

20% số người chết sớm là do ô nhiễm phát thải nhiên liệu hóa thạch

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.