Chứng bệnh này được gọi là bệnh xơ cứng teo cơ một bên (bệnh ALS) gây tê liệt, sa sút trí tuệ thùy trán - thái dương (bệnh FTD), ảnh hưởng chủ yếu đến những người sau 40 - 45 tuổi. Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã sử dụng các tế bào gốc lấy từ những người mắc bệnh ALS và FTD để nuôi cấy những bộ não nhỏ trong 240 ngày, cũng như theo dõi quá trình hình thành và phát triển của bệnh, theo trang Interesting Engineering. Đây là một bước tiến đáng kể vì các nghiên cứu trước đây chỉ có thể nuôi cấy chúng trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
CHỤP MÀN HÌNH NEW YORK POST |
Tiến sĩ András Lakatos, dẫn đầu nghiên cứu, cho biết: “Các bệnh thoái hóa thần kinh là những rối loạn rất phức tạp có thể ảnh hưởng đến nhiều loại tế bào khác nhau và cách các tế bào này tương tác vào những thời điểm khác nhau khi bệnh tiến triển”.
“Để tiến gần đến việc nắm bắt được sự phức tạp này, chúng tôi cần những mô hình có tuổi thọ cao hơn và tái tạo thành phần của quần thể tế bào não người nơi thường xảy ra rối loạn. Chúng tôi không chỉ quan sát được những gì có thể xảy ra ở giai đoạn đầu của bệnh, rất lâu trước khi bệnh nhân gặp bất kỳ triệu chứng nào, mà còn có thể thấy được những rối loạn thay đổi như thế nào theo thời gian trong mỗi tế bào”, ông Lakatos giải thích.
Mặc dù hiện tại chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nào cho bệnh ALS và FTD nhưng khám phá này cho thấy hy vọng rằng chúng ta có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự tiến triển của nó trong tương lai.
Bình luận (0)