Nút áo có từ bao giờ ?

12/11/2022 21:00 GMT+7

Nút, khuy hay cúc là vật dùng để gài quần, áo hoặc các trang phục, phụ kiện. Nhờ đó, hai bên của một vật sẽ dính lại với nhau ở vị trí nhất định. Hàng ngàn năm trước Công nguyên (TCN), con người đã biết sử dụng nút.

Trong nền văn minh lưu vực sông Ấn, ban đầu nút được dùng làm vật trang trí hơn là dây buộc từ khoảng 2800–2600 TCN. Trong một cuộc khai quật, người ta đã tìm thấy những chiếc nút trong Lăng mộ Đại Bàng (Tomb of the Eagles) ở vùng South Ronaldsay thuộc Orkney, Scotland, có niên đại khoảng 2200-1800 TCN. Ngoài ra, có nhiều chiếc nút thời La Mã và Trung Quốc cổ đại cũng đã được tìm thấy.

Nút quan Trung Quốc (trên) và nút vải

indiamart.com, appsim.vn, textilelearner.net, sbs-zipper

Chất liệu làm nút rất đa dạng: từ kim loại, gỗ, vỏ sò, nhựa, thủy tinh cho đến lụa, lanh, len phủ bông; từ xương, da, giấy, các tông ép, xà cừ, ngà voi cho tới galalith, chì, chốt cài, cao su, hắc sứ… ngoài ra người ta còn sử dụng thiếc, kẽm, xylonit, đá, các dạng gỗ bọc vải và giấy tổng hợp papier-mâché…

Có một điều đáng chú ý là, theo Wikipedia, 60% nút trên thế giới được cung cấp từ vùng Cao Đầu, huyện Vĩnh Gia, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, nơi mà người ta thường gọi nút áo là “nữu khấu” (鈕扣, niǔkòu).

Các kiểu nút cài

Nút chốt (còn gọi là nút bấm hoặc chỉ đinh tán): gồm một nút thực kết nối với nút thứ hai bằng một thanh kim loại hoặc nhựa hẹp. Loại phổ biến là đinh tán áo sơ mi và khuy măng sét.

Nút chân: Loại có một khoen rỗng phía sau để luồn chỉ vào. Chân nút có thể là một phần riêng biệt được thêm vào mặt sau của nút, hoặc chạm khắc hay đúc trực tiếp lên mặt sau của nút.

Nút bấm (còn gọi là khuy bấm hoặc đinh bấm): là loại đĩa tròn bằng kim loại ghim qua vải, rất khó tháo rời vì dễ làm hư vải. Chúng là một loại đinh tán, tạo thành từ hai cặp đôi, mỗi cặp có một mặt trước (hoặc trên) và mặt sau (hoặc dưới), phần vải đi ở giữa.

Nút phẳng hoặc có lỗ xuyên qua: có lỗ để luồn chỉ qua đính nút. Loại nút phẳng có thể đính bằng máy may chứ không dùng tay.

Nút từ tính: loại nút gắn vào nhau bằng từ tính; có thể gắn bằng cách may hoặc gài vào vải.

Các kiểu nút vải

Nút phủ: loại nút bọc vải có một lớp riêng biệt để giữ chặt vải trên núm.

Nút quan: người Trung Quốc gọi là bàn khấu (盘扣), tức loại nút làm bằng những sợi dây thắt nút phức tạp, một yếu tố quan trọng trong trang phục xường xám (còn gọi là sườn xám). Người ta thường cài nút này bằng một chiếc vòng. Những cặp nút quan đeo theo kiểu khuy măng sét được gọi là nút lụa.

Nút vải hoặc nút gia công: là loại nút thêu hoặc móc chặt chẽ (thường bằng chỉ lanh) trên một núm hoặc vòn. Riêng loại nút Dorset kiểu Anh quốc thì làm thủ công từ thế kỷ 17 đến năm 1750.

Các loại nút chân

weallsew.com

Kích cỡ nút

Tùy thuộc vào việc sử dụng nút. Đối với áo sơ mi, người ta thường sử dụng nút nhỏ, gắn gần nhau, đối với loại áo lớn hơn thì nút cách xa nhau hơn. Nút thường được đo bằng ligne (dơn vị đo lường của Pháp, còn gọi là line, viết tắt là L), với 40 ligne bằng 2,54cm. Kích cỡ tiêu chuẩn của nút là 16 ligne (10,16 mm, nút tiêu chuẩn của áo sơ mi nam) và 32 ligne (20,32 mm, nút điển hình trên áo vét).

Cần cài bao nhiêu nút trên áo sơ mi?

Nếu bạn đang giữ chức vụ cao trong công ty, mặc trang phục công sở thì nên cài tất cả các nút trên áo sơ mi của bạn (cho đến tận cổ áo). Nếu cổ áo hướng ra phía trước và cánh tay có nút thì cũng nên cài lại. Tuy nhiên, bạn có thể nới lỏng một chút nếu môi trường làm việc của bạn ít nguyên tắc hơn. Nếu là người pha chế rượu thì bạn có thể không cài nút đầu tiên phía dưới cổ áo.

Nút phẳng, nút Dorset, (trên, trái qua) và nút bấm (đinh bấm), nút vải (dưới, trái qua)

sbs-zipper.com, knitandpearls.com, amazon.in, fibre2fashion.com

Bạn có thể hở một vài nút áo bắt từ cổ áo nếu đi chơi đêm, cần sự thoải mái. Đi dự tiệc ngoài trời, đặc biệt là lúc nướng thịt thì phong cách này là bình thường. Nếu đang ở bãi biển thì có thể tùy thích, bạn không cài từ 3 nút áo trở lên cũng không sao.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.