Ở đâu và làm gì bạn dễ nhiễm Covid-19 nhất?

26/11/2021 00:10 GMT+7

Có những khuyến cáo về phòng Covid-19 mọi người đã biết và vẫn tuân thủ. Như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tụ tập đông người, sát khuẩn tay và giữ khoảng cách bất cứ khi nào có thể.

Nhưng nguy cơ nhiễm Covid-19 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, theo Hindustan Times.

Khi hát nguồn sol khí đặc biệt mạnh

Shutterstock

Môi trường kín lây nhiễm Covid-19 cao hơn 18,7 lần so với ngoài trời

Một nghiên cứu của Nhật đã kiểm tra 110 trường hợp nhiễm Covid-19 và đường lây truyền của chúng, đã cho thấy "tỷ lệ lây truyền Covid-19 trong môi trường kín cao hơn đến 18,7 lần so với môi trường ngoài trời”, theo Hindustan Times.

Nhưng có những yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến cách virus lây lan trong môi trường trong nhà.

Viện Max Planck (Đức) đã có một nghiên cứu để xác định mức độ nguy cơ nhiễm Covid-19 nếu có một người trong phòng bị nhiễm bệnh.

Các yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với nguy cơ lây nhiễm bao gồm âm lượng khi nói của người nhiễm bệnh, họ nói nhiều hay ít, độ thoáng khí của căn phòng và một số yếu tố khác.

Các tính toán này dựa trên một nghiên cứu về nguy cơ lây truyền và lây nhiễm qua đường sol khí, được công bố trên tạp chí International Journal of Environmental Research and Public Health.

Cho dù trong lớp học, văn phòng hay bất kỳ không gian trong nhà nào khác, có một biện pháp giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm virus corona. Đó là đeo khẩu trang.

Shutterstock

Làm gì cũng được, miễn đừng hát!

Theo đó, tình huống có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất là cuộc diễn tập của dàn hợp xướng.

Nghiên cứu do Viện Max Planck thực hiện đã phát hiện ra nguyên nhân của điều này là do người nhiễm bệnh hát càng lớn, nồng độ các giọt bắn mà họ tạo ra càng cao. Hát lớn cũng đẩy các giọt bắn ra khoảng cách xa hơn so với chỉ thở hoặc nói nhỏ. Như các tác giả của nghiên cứu cho biết, "khi hát nguồn sol khí đặc biệt mạnh".

Trong lớp học thì sao?

Khi mở cửa lại trường học, và để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid-19, cần xem xét một số yếu tố.

Trong lớp học có nhiều trẻ em, nếu có một người mắc bệnh, sẽ có nhiều người có nguy cơ lây nhiễm hơn là trong văn phòng chỉ toàn người lớn.

Nguyên nhân: Số người được tiêm chủng đầy đủ ở trẻ em thấp hơn. Các yếu tố rủi ro khác bao gồm hệ thống thông gió kém, mở cửa không đủ. Và nhiều trường học không có hệ thống lọc không khí đắt tiền, chưa kể ý thức phòng dịch Covid-19 của trẻ em chưa cao.

Loại khẩu trang "ích kỉ" có thể gây lây nhiễm Covid-19

Loại khẩu trang nào tốt nhất?

Cho dù trong lớp học, văn phòng hay bất kỳ không gian trong nhà nào khác, có một biện pháp giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm virus corona. Đó là đeo khẩu trang.

Một nghiên cứu mới của Anh cho thấy, ở các bệnh viện trong đó các bác sĩ và y tá tuân thủ vệ sinh nghiêm ngặt và đeo khẩu trang FFP3 có thể loại bỏ gần như 100% sự lây truyền Covid-19.

Loại khẩu trang FFP2 như N95, KN95 và P2, có thể giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 xuống 20%, nhà hóa học Ulrich Pöschl, Giám đốc Phòng Hóa học tại Viện Hóa học Max Planck (Đức), cho biết.

Ông nói, ở môi trường trong nhà, bất cứ khi nào có mặt người không sống cùng trong nhà, đều nên đeo khẩu trang. Tất cả mọi người nên đeo khẩu trang.

Tất nhiên, ngoài đeo khẩu trang, chúng ta vẫn phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc khác. Như cần phải giữ khoảng cách, môi trường nên thông gió, tuyệt đối không hát... để giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi ở ngoài trời chắc chắn là thấp hơn so với trong nhà, nhưng vẫn phải rất thận trọng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.