Trong đó, theo bà Hiếu, dòng sông ô nhiễm do chịu tác động của
biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ nước thay đổi nhanh; nguồn thải từ nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị, khu dân cư; đáy sông có lượng bùn 3 - 4 m tồn lưu do tiếp nhận nguồn thải sản xuất, chế biến từ hàng chục năm qua; mưa lớn cuốn theo nhiều tạp chất, chất bẩn, bùn tích tụ ra sông. Lục bình cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm dòng sông...
Bà Nguyễn Thị Hiếu, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Tây Ninh, trả lời đại biểu tại phiên chất vấn
|
Đại biểu Lê Anh Tuấn thẳng thắn: “Tôi đề nghị Sở TN-MT trả lời lại, xem nguyên nhân nằm ở đâu chứ đổ do trời mưa, biến đổi khí hậu, lục bình… nó không đúng”.
Ông Tuấn cũng đề nghị ngành xem lại
hệ thống quan trắc, các thông số có đúng với thực chất môi trường…
Nước sông Vàm Cỏ Đông đen kịt, bốc mùi bên cạnh nước ruộng sạch của người dân
|
Liên quan đến lục bình, ông Nguyễn Tấn Tài, Giám đốc
Sở GTVT tỉnh Tây Ninh, khẳng định: “Lục bình là loài thực vật thủy sinh có khả năng hút tốt kim loại nặng trong môi trường nước… Nó được xem là một loại thực vật giúp cân bằng
ô nhiễm môi trường nước chứ không phải tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước. Trong khi, lục bình không phải ở một chỗ, nó chỉ tập trung ở những đoạn cong và những thời điểm giao thoa giữa 2 dòng thủy triều lên xuống. Do đó, lục bình không thể gây thiếu ô xy khiến cá hay sinh vật ở dưới nước chết được”.
Ông Nguyễn Tấn Tài, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tây Ninh trả lời về trục vớt lục bình
|
Nói về tác nhân bùn lắng gây ô nhiễm dòng sông, ông Tài đề nghị cần có nghiên cứu, đánh giá cụ thể. Bởi, theo ông Tài, khi chi phí nạo vét cho 105 km sông Vàm Cỏ Đông có thể lên đến hàng ngàn tỉ đồng.
Lục bình gây tắc nghẽn sông Vàm Cỏ Đông
|
Ông Nguyễn Thành Tâm, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh, kết luận đề nghị Sở TN-MT chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng, sớm có kết luận chính thức về nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm sông Vàm Cỏ Đông.
Bình luận (0)