OLED là tương lai của màn hình, nhưng LCD đang thống trị

23/09/2015 20:37 GMT+7

(TNO) OLED vẫn là tiêu chuẩn chất lượng mà mỗi nhà sản xuất trong ngành công nghiệp màn hình phẳng mong muốn để tạo ra sản phẩm lớn hơn, sáng hơn, mỏng hơn, nhanh hơn và rẻ hơn.

(TNO) OLED vẫn là tiêu chuẩn chất lượng mà mỗi nhà sản xuất trong ngành công nghiệp màn hình phẳng mong muốn để tạo ra sản phẩm lớn hơn, sáng hơn, mỏng hơn, nhanh hơn và rẻ hơn. Thế nhưng để hoàn thành các mục tiêu giá rẻ thì LCD lại là lựa chọn sáng giá.

OLED TV đang là công nghệ được nhiều ông lớn như LG quan tâm - Ảnh: AFPOLED TV đang là công nghệ được nhiều ông lớn như LG quan tâm - Ảnh: AFP
Đó là những phân tích mà IHS DisplaySearchđưa ra khi nói về những xu hướng công nghệ mới liên quan đến các dòng TV thông minh hiện nay.

Màu sắc ngoạn mục, nhưng vẫn còn đắt đỏ

OLED tiếp tục là công nghệ thành công trong việc cải thiện chất lượng hình ảnh, và một sự thất vọng lớn về chi phí sản xuất cũng như tuổi thọ pin. Cụ thể, các nhà sản xuất vẫn chưa đưa ra giải pháp cắt giảm chi phí cho công nghệ OLED, và tuổi thọ pin của ánh sáng OLED xanh tương đối ngắn tiếp tục làm phức tạp hóa quá trình sản xuất.

Do đó, màn hình LCD vẫn còn tương lai nếu như OLED không vượt qua những thách thức của nó. Màn hình LCD rất dễ sản xuất, trong khi các hạn chế trong mật độ điểm ảnh vẫn còn khá tốt so với những gì mà mắt người cảm nhận, chẳng hạn công nghệ Retina của Apple có thể mở rộng đến 500 ppi.

Dĩ nhiên cũng không thể không nhắc đến công nghệ Quantum (chấm lượng tử) mà một số nhà sản xuất quan tâm, chẳng hạn QD Vision. Lời nhận xét từ giám đốc tiếp thị Volkmann của QD Vision nói rằng, quantum đang được sử dụng để nâng cấp các gam màu của màn hình LED/LCD để nó tốt hơn so với mức 100% gam màu lý tưởng mà NTSC mang lại.
Thông qua OLED TV, những màn hình tương lai sẽ có độ phân giải cao hơn nhiều - Ảnh: AFP
Một màn hình LCD dựa trên nền LED hiện nay chỉ cung cấp khoảng 70% gam màu chuẩn NTSC. Điều này có nghĩa, quantum là cách duy nhất để đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất dành cho gam màu NTSC, với trên chuẩn màu Rec.2020. Chẳng hạn, công ty Nanosys sản xuất công nghệ quantum dành cho loạt màn hình SUHD của Samsung đã cung cấp 90% gam màu NTSC, dựa trên chuẩn Rec.2020 này. Nhìn chung, khắc phục những thiếu sót của đèn nền LED là một trong những mục tiêu lớn nhất mà các công ty màn hình hướng đến hiện nay.

HDR (High Dynamic Range) là một xu hướng mà các nhà sản xuất TV hướng đến hiện nay trên các sản phẩm cao cấp cũng như sản phẩm sử dụng ngoài trời, giúp các nội dung dễ đọc hơn.
HDR TV mở ra tương lai tươi sáng hơn cho màn hình - Ảnh: AFP
Mở rộng xu hướng

Kích thước trung bình của TV xuất xưởng và bán ra tăng lên 1 inch mỗi năm, bao gồm cả các thiết bị có màn hình nhỏ (điện thoại di động, thiết bị đeo và máy tính bảng). Để tránh đụng độ với phablet, kích cỡ máy tính bảng cũng sẽ tiếp tục tăng, đó là lý do vì sao Apple mới ra mắt iPad Pro gần đây, trong khi Samsung cũng đang nuôi ý tưởng về một chiếc máy tính bảng cỡ lớn trong tương lai không xa.

Do tính chất đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, xu hướng này tiếp tục được kéo dài. Dù kích thước điện thoại có giới hạn, thì lãnh thổ tablet vẫn có thể tiếp tục tăng, và tăng hơn nữa so với mức 10 inch như trước đây.

Công nghệ màn hình Active Matrix OLED (AMOLED) vẫn được các nhà sản xuất quan tâm, mặc dù nó vẫn còn cần một khoảng thời gian dài để chinh phục thị trường do chi phí sản xuất cao. Đó là lý do vì sao Samsung chủ yếu tập trung AMOLED vào các sản phẩm điện thoại cao cấp của mình, với mục tiêu hiện tại chính là mang đến cho chúng một kích thước mỏng hơn.
AMOLED giúp tạo ra các sản phẩm TV màn hình cong độc đáo - Ảnh: AFP
Cũng không thể không chú ý đến công nghệ kính cường lực do Corning phát triển. Để đáp ứng nhu cầu màn hình TV tăng mỗi năm 1 inch, Corning đã cho xây dựng một nhà máy chế tạo khác, và nhiều khả năng công nghệ chống xước sẽ sớm xuất hiện trên các màn hình TV cỡ lớn trong tương lai không xa.

Liên quan đến công nghệ thiết bị có thể đeo được, người đứng đầu Hiệp hội Information Display, Sri Peruvemba, cho biết người tiêu dùng sẽ quan tâm đến những màn hình cảm ứng chất lượng cao hơn để có thể sử dụng khi ướt hoặc đeo găng tay. Đó không phải là công nghệ mới, nó chỉ đơn giản là đắt tiền hơn và đang là giới hạn cho ngành công nghiệp tại thời điểm này. Peruvemba cũng kêu gọi đưa ra một tiêu chuẩn cho phản hồi Haptic (như độ rung), một ý tưởng tuyệt vời để mọi hãng sản xuất hướng đến, chẳng hạn như đồng hồ thông minh Watch của Apple.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.