|
Chào ông, đây là lần đầu tiên Schneider Electric Việt Nam có Tổng giám đốc là người Việt, theo ông cột mốc này có ý nghĩa như thế nào?
Việt Nam được xem là một trong những thị trường trọng điểm của Schneider Electric toàn cầu, khi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi từ vĩ mô, cho đến quy mô và tốc độ phát triển. Trước triển vọng tăng trưởng tích cực và đầy tiềm năng, để có thể đồng hành cùng các đối tác, Schneider Electric xác định cần tiếp tục gia tăng sự hiện diện và thấu hiểu thị trường hơn.
Việc điều chỉnh bộ máy quản trị thượng tầng là một trong những thay đổi mang tính chiến lược nhằm củng cố, tận dụng lợi thế từ tập đoàn để có thể địa phương hoá các xu hướng, giải pháp quốc tế phù hợp với đặc tính, nhu cầu và mức độ áp dụng tại Việt Nam. Điều này sẽ hỗ trợ cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với những giải pháp toàn diện hơn, thúc đẩy chuyển đổi số trong quá trình vận hành và quản lí năng lượng. Đây cũng là cột mốc khẳng định cam kết đầu tư dài hạn của tập đoàn Schneider Electric tại thị trường Việt Nam trong tương lai.
Đối với bài toán về năng lượng, Schneider Electric sẽ triển khai chiến lược tổng thể gì để đồng hành với các doanh nghiệp Việt Nam?
Nhu cầu về quản trị và sử dụng năng lượng thông minh, bền vững sẽ tiếp tục là một trong những ưu tiên trọng tâm không chỉ của chính phủ mà còn phù hợp với định hướng chiến lược của Schneider Electric đến từ các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chúng tôi vẫn đang tư vấn chiến lược, cung cấp một hệ sinh thái giải pháp toàn diện, đáp ứng nhu cầu quản lý năng lượng của doanh nghiệp trong vận hành và sản xuất công nghiệp. Trong thời gian tới, chúng tôi đặt trọng tâm vào các ngành đang phát triển mạnh mẽ như: Thực phẩm và giải khát (F&B), Dược phẩm, Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), Xử lý nước và nước thải (Water & Wastewater), Trung tâm dữ liệu (Data Center), Năng lượng tái tạo (Renewable Energy)…
|
Mỗi quốc gia đều có những đặc trưng về văn hoá làm việc cũng như cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, cho dù tính bản địa có nổi trội thế nào thì giá trị cốt lõi của Schneider Electric vẫn duy trì, xuyên suốt trong mọi hoạt động, đó là đặt đối tác, khách hàng làm trung tâm (Customer Centric) để từ đó tìm kiếm, xây dựng những chiến lược, con người phù hợp.
Văn hóa sáng tạo và linh hoạt chính là điểm nổi bật được Schneider Electric tiếp tục nuôi dưỡng phát triển trong tương lai và thực tế đã chứng minh một doanh nghiệp “linh hoạt - agile” có thể tạo ra sự khác biệt và vượt qua khủng hoảng một cách hiệu quả như thế nào trong năm 2020.
Schneider Electric sẽ tiếp tục thúc đẩy các mô hình kinh doanh kỹ thuật số, ứng dụng công nghệ, tối ưu hoá quy trình vận hành và cuối cùng chính là hướng đến các giải pháp kinh doanh cho người dùng đầu cuối. Mọi giải pháp, mọi chiến lược đều được đề cao tính hiệu quả và phù hợp với nhu cầu, lợi ích của khách hàng. Nhờ đó, đội ngũ của Schneider sẽ có những khung giá trị và tham chiếu thực tiễn nhằm phục vụ khách hàng của mình tốt hơn.
Đâu sẽ là những nhiệm vụ trọng tâm của ông khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình cùng Schneider Electric Việt Nam?
Năm 2020 là một thời gian đầy thách thức với kinh tế Việt Nam và toàn cầu nói chung, cũng như với Schneider Electric nói riêng. Bước vào năm 2021, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là tái cấu trúc để phù hợp với cách làm việc mới, môi trường kinh doanh mới, đòi hỏi tính chủ động, sáng tạo, trao quyền, cũng như lòng tin, để có thể đưa ra những quyết định và những sự thay đổi nhanh hơn. Bên cạnh đó, bảo đảm sự an toàn cả về thể chất cũng như tinh thần, thúc đẩy động lực phát triển của toàn bộ nhân viên cũng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi.
Về mặt kinh doanh, ưu tiên của Schneider Electric là tiếp tục củng cố, xây dựng, phát triển mạnh hơn nữa mạng lưới đối tác, các nhà phân phối, tích hợp hệ thống, nhà sản xuất tủ bảng điện, nhà tư vấn, nhà thầu, chủ đầu tư. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt chú trọng chuỗi cung ứng logistics trong tình hình đại dịch vẫn còn hiện hữu và đe doạ làm gián đoạn các hoạt động sản xuất – kinh doanh ở quy mô khó lường. Ngoài ra, đội ngũ kinh doanh sẽ không ngừng mở rộng thị phần thông qua việc đưa ra các giải pháp, sản phẩm với chi phí, tính năng phù hợp, sát với nhu cầu của doanh nghiệp trong tình hình hiện tại.
Trong dài hạn, Schneider sẽ duy trì định hướng đầu tư tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là đóng góp vào quá trình cách mạng công nghiệp 4.0, thông qua việc mở rộng mạng lưới phục vụ, cũng như các giải pháp về kỹ thuật số, nhà máy thông minh, thương mại điện tử…
Xin cảm ơn ông!
Bình luận (0)