tin liên quan
Ông Dũng 'lò vôi' chi trăm tỉ xây nhà máy xử lý nước thải ở Sóng Thần“Tôn chỉ của tôi về xử lý môi trường là chọn những điểm nóng để xử lý. Vừa qua, tôi tình cờ thông qua báo chí, bạn bè được biết lãnh đạo, người dân Đà Nẵng đang cần xử lý các vấn đề về môi trường với quyết tâm đảm bảo môi trường trong sạch. Chính vì vậy tôi quyết định đầu tư vào đây”, ông Dũng nói.
Ông Dũng cho biết thêm Bình Dương là nơi ông khởi nghiệp sau khi rời quân ngũ, còn Đà Nẵng là nơi đầu tiên ông bước chân vào quân ngũ, là nơi ông từng đóng quân và sau đó làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. "Những tình cảm đó đối với tôi là những kỷ niệm trong cuộc đời của người lính”, ông Huỳnh Uy Dũng chia sẻ.
|
|
Theo ông Huỳnh Uy Dũng, việc bảo vệ môi trường các vùng ven biển, bãi tắm là rất cấp thiết. “Đà Nẵng là thủ phủ của miền Trung, lãnh đạo và người dân trọng thị, tôi từng sống và rất yêu thích Đà Nẵng vì thế mà không thể nào thoát ra được”, ông Dũng khẳng định.
* Nếu đầu tư vào Đà Nẵng thì lộ trình sẽ như nào thưa ông?
|
* Ông thực hiện phương pháp nào để xử lý môi trường các hồ nước ở Đà Nẵng?
- Hiện nay, hơn 100 thiết bị về cơ khí đang được đưa về đây để lắp đặt nhằm mục đích đưa một lượng ô xy hòa tan vào trong nước, sau đó sẽ thả vi sinh theo tiêu chuẩn làm thay đổi môi trường nước.
Xử lý nước ở các hồ này không cần phải sử dụng công nghệ lọc nước mà sử dụng phương pháp vi sinh là chủ yếu. Khi cần nước tái sử dụng cho công viên, hồ bơi hay để tắm thì mới cần công nghệ lọc để đưa vào.
|
Tôi đã khảo sát ở Đà Nẵng, 3 hồ nước: hồ công viên 29 tháng 3, hồ Thạc Gián, hồ Vĩnh Trung (cùng ở Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), trong đó hồ 23 tháng 9 (TP.Đà Nẵng) mà tôi nhận xử lý đang là hồ điều hòa, không có chỗ thoát nước.
Nếu đầu tư các bước tiếp theo để công suất xử lý nước thải ở Đà Nẵng đạt 500.000 m3/ngày đêm, thì tôi phải mua lại một số nhà máy xử lý nước thải tại đây, rồi tiếp tục đổi mới công nghệ. Tôi đã khảo sát từng đường thoát nước ở Đà Nẵng và nhiều nhà dân, và hiện nay tôi có thể đưa ra một giải pháp xử lý nước thải mà không cần phải đào bới nhiều, đồng thời sử dụng chính các hầm cầu của những nhà dân đang sử dụng để biến thành một nơi cung cấp vi sinh cho nhà máy xử lý nước thải. Mục tiêu lớn nhất của tôi sẽ làm cho biển Đa Phước hồi sinh.
"Tôi còn có một ước nguyện sẽ giúp người dân miền Tây..."
* Công nghệ xử lý nước thải của công ty ông hiện nay như thế nào?
- Trước đây tôi từng phải thuê nước ngoài trong lĩnh vực xử lý nước thải các khu công nghiệp ở Bình Dương. Sau đó tôi nhận thấy họ sử dụng hóa chất quá nhiều để xử lý. Sau đó tôi tìm đến giải pháp xử lý bằng công nghệ vi sinh để xử lý nước thải. Công nghệ vi sinh thì nhiều nơi đã áp dụng, nhưng cơ bản là cái chuẩn được áp dụng như thế nào và tôi có tiêu chuẩn riêng của tôi.
* Nếu có doanh nghiệp, địa phương hay đơn vị nào đó cần chuyển giao công nghệ thì ông có sẵn lòng không?
- Hiện tại tôi đang tập trung vào công việc xử lý nước thải ở Bình Dương, đã và đang đầu tư ở Đà Nẵng, và sau này là các "điểm nóng" môi trường khác nên chưa nghĩ đến việc chuyển giao công nghệ. Tôi còn có một ước nguyện sẽ giúp người dân miền Tây xử lý những vùng hồ nuôi cá, tôm và làm nông nghiệp công nghệ cao.
Toàn bộ lợi nhuận của nhà máy xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh (thuộc Công ty cổ phần Đại Nam) ở Bình Dương, tôi sẽ dành 10% để làm công tác nghiên cứu khoa học nuôi trồng công nghệ cao và 30% để làm từ thiện.
Từng làm một người lính, một người đầu tiên đề xuất làm khu công nghiệp, và bây giờ làm bảo vệ môi trường, tôi nhận thấy đây là sứ mệnh của tôi.
* Xin cảm ơn ông!
Bình luận (0)