Ông Putin mềm giọng với phương Tây vì giá dầu rớt quá thấp?

18/01/2016 11:35 GMT+7

Các phát biểu về phương Tây của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mang tính hòa giải hơn trong những ngày gần đây, theo bài phân tích của hãng tin CNBC (Mỹ).

Các phát biểu về phương Tây của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mang tính hòa giải hơn trong những ngày gần đây, theo bài phân tích của hãng tin CNBC (Mỹ).

Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: ReutersTổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters
Ông Putin đã thể hiện thái độ hòa hoãn trong nhiều cuộc phỏng vấn mới đây với tạp chí Bild (Đức). Tổng thống Nga được cho là đã đưa ra phát biểu rằng một trong những điều ông mong muốn chính là Nga sẽ tham gia trở lại vào các cuộc họp của khối G-8. Ông còn nói thêm rằng ông hi vọng được thấy Nga và NATO hợp tác mạnh mẽ hơn.
“Ông ấy hi vọng có thể tái thiết lập lại quan hệ với châu Âu, cũng như cả Nhật Bản… vì ông ấy không muốn quá lệ thuộc vào Trung Quốc”, ông Ian Bremmer, Chủ tịch tổ chức nghiên cứu chính trị quốc tế Eurasia, tiết lộ với CNBC.
CNBC cho biết ông Putin từng thừa nhận giá dầu giảm thấp sẽ dẫn đến “những tổn thất nguy hiểm về doanh thu”, vì kinh tế Nga phụ thuộc vào xuất khẩu dầu khí. Tăng trưởng GDP của Nga đã bắt đầu suy yếu trong năm 2015, giảm 4,1% trong quý 3.2015.
Thay vì chấp thuận thỏa hiệp với phương Tây trong các vấn đề về Ukraine, Syria và những nơi khác, quyết sách để đối phó với việc giá dầu giảm dưới 32 USD/thùng của ông Putin đang và sẽ là cắt giảm mạnh chi tiêu trong nước, theo phân tích của Robert Legvold, giáo sư khoa học chính trị tại Trường đại học Columbia (Mỹ).
Giá dầu liên tục tạo đáy, cộng với đồng rúp mất giá và liên tiếp các lệnh cấm vận của phương Tây đã gây thiệt hại nặng cho một số ngành kinh tế hàng đầu của Nga, CNBC bình luận.
Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), giá trị tài sản dự trữ của Nga tính đến tháng 11.2015 vào khoảng 365 tỉ USD.
Tuy nhiên, con số này “bao gồm cả 2 quỹ đầu tư quốc gia, vốn có trị giá khoảng 75 tỉ USD tính vào thời điểm đầu năm 2015 và chính phủ Nga đã tiêu phân nửa để giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách và giải cứu đồng rúp”, theo giáo sư Legvold.
Hãng tin CNBC cho biết các nhà đầu tư Nga giàu có và cả nhà đầu tư nước ngoài đã tỏ ra lo lắng trước tình hình kinh tế ngày càng đi xuống của Nga.
Edward Mermelstein, một luật sư tư vấn về đầu tư xuyên biên giới ở Nga, cho biết đã có dấu hiệu hoảng loạn trong số các thân chủ của ông, những người thuộc đủ mọi thành phần, từ các nhà đầu tư bất động sản đến giới nhà giàu Trung Quốc chuyên đầu tư vào Nga.
“Dự trữ (của Nga) đang trở nên cạn kiệt và xếp hạng tín dụng dự kiến sẽ giảm nếu giá dầu rớt xuống dưới 30 USD/thùng”, ông Mermelstein cho hay.
“Chúng tôi nghe được rằng sẽ có thêm một đợt phá giá tiền tệ mạnh trong vài tháng tới nếu tình hình hiện tại vẫn kéo dài đến mùa xuân”, vị luật sư sống tại New York (Mỹ) nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.