Những tên lửa này, có tầm bắn từ 500 - 5.500 km, trước đây bị cấm theo Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), được ký vào năm 1987.
Tuy nhiên, Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump chính thức rút khỏi Hiệp ước INF vào năm 2019 sau khi cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước. Điện Kremlin đã phủ nhận cáo buộc và coi đó là một cái cớ. Ông Putin nhấn mạnh Nga đã cam kết không triển khai những tên lửa bị cấm theo Hiệp ước INF, nhưng Mỹ đã tiếp tục sản xuất và đưa chúng đến Đan Mạch để tập trận và cũng đã chuyển loại tên lửa đó tới Philippines.
Ông Putin nói Nga cần sản xuất lại tên lửa bị cấm
Ông Putin kêu gọi khôi phục sản xuất tên lửa như trên vài ngày sau khi Moscow quy trách nhiệm cho Washington về cuộc tấn công của Ukraine vào bán đảo Crimea. Nga cho rằng Ukraine đã phóng tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp được trang bị đạn chùm vào Crimea hôm 23.6, khiến 4 người thiệt mạng, theo AFP. Giới chức Mỹ đã bác bỏ cáo buộc và khẳng định Ukraine tự đưa ra các quyết định quân sự của mình.
Cũng trong ngày 28.6, Reuters dẫn lời hai quan chức Mỹ tiết lộ chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ cung cấp cho Ukraine gói viện trợ mới trị giá 150 triệu USD, trong đó có tên lửa đất đối không HAWK và đạn pháo 155 mm. Họ tiết lộ thêm gói viện trợ mới dự kiến sẽ được công bố vào ngày 1.7.
Không quân Ukraine sáng qua tuyên bố đã bắn hạ toàn bộ 10 máy bay không người lái tấn công do Nga phóng trong đêm 28.6 và rạng sáng 29.6, theo trang tin The Kyiv Independent. Trong khi đó, quyền Tỉnh trưởng Alexey Smirnov của tỉnh Kursk thuộc Nga sáng qua viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng một cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine vào tối 28.6 đã giết chết 5 người trong tỉnh, theo Hãng tin TASS. Trước đó, ông Smirnov khẳng định 9 chiếc UAV của Ukraine đã bị phá hủy hoặc vô hiệu hóa trong tỉnh Kursk.
Bình luận (0)