Phóng sự ảnh

'Ông Tây cứu hộ' với lớp học lướt sóng cứu hộ ngày hè cho trẻ em Việt Nam

Lam Phong
(thực hiện)
25/08/2024 14:21 GMT+7

Tưng bừng, vui nhộn, thêm cả phần gay cấn, kịch tính…, những cảm xúc rộn ràng đan xen cùng nụ cười mãn nguyện của phụ huynh khi chứng kiến con em mình miệt mài với lớp học lướt sóng cứu hộ, diễn ra thường niên ở bờ biển Đà Nẵng.

Thống kê mỗi năm ở Việt Nam có hơn 2.000 trẻ tử vong do đuối nước, thời điểm cao nhất chính là những tháng hè. Lớp học lướt sóng cứu hộ miễn phí dành cho trẻ em đủ mọi độ tuổi diễn ra thường niên ở bờ biển Đà Nẵng trong khuôn khổ chương trình đào tạo Lướt sóng cứu hộ Việt Nam (Surf Life Saving Vietnam, ra đời từ năm 2011) luôn được hưởng ứng nồng nhiệt.

anh 1.JPG

Ông David Field, một trong những tình nguyện viên khởi xướng các chương trình cứu hộ biển tại VN

ẢNH: LAM PHONG

anh 5.JPG

Tình nguyện viên David Field và các học trò nhí trước giờ… ra khơi

ẢNH: LAM PHONG

anh 4.JPG

Các trò chơi mang tính tập thể thay cho bài tập khởi động luôn được trẻ nhỏ yêu thích

ẢNH: LAM PHONG

anh 2.JPG

Chơi trò chơi để tăng tính tương tác và làm việc theo nhóm của các thành viên lớp lướt sóng cứu hộ biển

ẢNH: LAM PHONG

Người tham gia nhiệt tình phong trào cứu hộ biển ở Việt Nam không ai khác là David Field, tình nguyện viên cứu hộ người Úc, chuyên gia xây dựng và đào tạo các đội cứu hộ biển khắp vùng Đông Nam Á. Trong chuyến đến Đà Nẵng năm 2014, ông nhận ra thực trạng thiếu hụt trầm trọng lực lượng cứu hộ biển. Vậy là David Field quyết định ở lại để kêu gọi, xây dựng và thành lập đội ngũ cứu hộ biển chuyên nghiệp từ kỹ năng đến phương tiện hỗ trợ, đặc biệt trong đó là kỹ thuật bơi ván cứu hộ tiếp cận nạn nhân thay cho phương pháp quen gặp trong cứu hộ biển tại Việt Nam là dùng phao cứu sinh.

anh 8.JPG

Bơi ván là giải pháp rút ngắn thời gian để dễ dàng tiếp cận nạn nhân đuối nước và đưa họ vào bờ

ẢNH: LAM PHONG

anh 7.JPG

Đến giờ ôm ván ra khơi

ẢNH: LAM PHONG

anh 6.JPG

David Field dạy thao tác cầm ván cứu hộ

ẢNH: LAM PHONG

David Field dành nhiều thời gian ở lại nơi này với công việc chính là mở các lớp dạy kỹ năng cứu hộ biển. Vợ ông, Susan Eke, cũng là chuyên gia cứu hộ biển, đã quyết định theo chồng đến Việt Nam từ năm 2017. Nhờ những thuận lợi và kinh nghiệm sẵn có, kết hợp với nhu cầu của cư dân ven biển, hai vợ chồng đã gầy dựng nên lực lượng hùng hậu những người có khả năng tham gia cứu hộ biển. Nhiều người nay đã đạt đến đẳng cấp quốc tế và lan tỏa kinh nghiệm ấy cho cộng đồng không chỉ ở riêng Việt Nam mà cả các nước trong khu vực. Từ năm 2017, ông David Field thành lập một lớp học miễn phí các kỹ năng chơi với nước dành cho trẻ em, biết giữ mình an toàn khi xuống nước, có khả năng hỗ trợ hoặc tham gia cứu hộ người đuối nước ngoài biển bằng việc sử dụng ván lướt sóng.

"Lớp học không chỉ giúp các em biết tự bảo vệ mình, mà còn có khả năng giúp đỡ người thân, phục vụ xã hội", ông David Field chia sẻ.

anh 13.JPG

Một “thành viên” bốn chân cũng hăng hái nhập cuộc

ẢNH: LAM PHONG

anh 11.JPG

anh 12.JPG

Kỹ thuật bơi ván tải theo người được cứu về nơi an toàn

ẢNH: LAM PHONG

anh 9.JPG

Kỹ thuật nương ván cứu hộ theo sóng được các học viên thích thú thực hiện

ẢNH: LAM PHONG

anh 14.JPG

David Field và lớp học lướt sóng cứu hộ miễn phí dành cho trẻ em

ẢNH: LAM PHONG

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.