Nhà tài trợ lớn nhất của WHO
Lý do chính là vì Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất của WHO, chiếm khoảng 18% các khoản đóng góp.
Ngân sách hai năm của cơ quan này cho giai đoạn 2024-2025 là 6,8 tỉ đô la.
Dữ liệu từ WHO cho thấy trong giai đoạn đó, Mỹ đã tài trợ 75% cho chương trình của WHO về điều trị HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Tổ chức này cũng cung cấp hơn một nửa các khoản đóng góp để chống lại bệnh lao - căn bệnh truyền nhiễm giết người nhiều nhất thế giới.
Quyết định của ông Trump được đưa ra ngay vào thời điểm WHO đang vất vả huy động tiền mặt cho các trường hợp khẩn cấp y tế từ Gaza đến Ukraine.
Hiệp ước về đại dịch
Tổng thống Trump cũng tỏ ra nghi ngờ về các cuộc đàm phán do WHO dẫn đầu về một thỏa thuận hậu đại dịch Covid-19 nhằm cải thiện tình đoàn kết toàn cầu khi mối đe dọa y tế tiếp theo xảy đến.
Đồng minh của ông Trump là tỉ phú Elon Musk cũng cho rằng các quốc gia không nên "trao lại thẩm quyền" cho WHO về vấn đề này.
Mỹ sẽ ngừng đàm phán về hiệp ước trong khi quá trình rút khỏi WHO đang diễn ra.
Ngoài ra, Mỹ là một phần của mạng lưới giám sát cúm toàn cầu do WHO phụ trách.
WHO phản ứng ra sao?
"Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ xem xét lại."
WHO cho biết tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và an ninh của người dân thế giới, bao gồm cả người Mỹ.
Ông Tarik Jasarevic - người phát ngôn WHO, nói: "Còn quá sớm để nói về hậu quả. Chúng ta thực sự cần phải xem xét kỹ lưỡng những tác động là gì, nhưng chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực để có được nguồn tài trợ cần thiết".
Liên minh châu Âu cho biết tổ chức này lo ngại về quyết định của Tổng thống Trump và kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên WHO giải quyết thách thức tài chính hiện đang được nêu ra.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết vai trò của WHO trong y tế toàn cầu cần được tăng cường chứ không phải làm suy yếu, và hứa Bắc Kinh sẽ tiếp tục hỗ trợ.
Bình luận (0)