Chị Oanh, nhà ở quận 2 than thở, mất một tháng mới tìm được Osin cao cấp, dù phải trả 80 ngàn đồng/giờ nhưng vẫn đồng ý vì nhà đang cần. Xem CMND thấy cô này ở cư xá Thanh Đa, Q. Bình Thạnh chị mừng thầm vì không đối mặt với cảnh “bỏ phố về quê”.
Thế nhưng ngay từ đầu đã phát sinh rắc rối khác: “Hai con của tôi đều đã lớn và thành công, đứa nào cũng làm quản lý trong công ty lớn, nó nói mẹ ở nhà để tụi con nuôi, nhưng tôi vẫn muốn đi làm để có thu nhập riêng, nhận tiền của con không thoải mái” – người osin kể.
tin liên quan
'Osin cao cấp' ở Sài Gòn - Kỳ 2: Cơn lốc Philippines tràn sang ồ ạtTrong cuốn “Quẳng gánh băng đồng ra thế giới” diễn giả Nguyễn Phi Vân viết: “Người Philippines xuất khẩu lao động phổ thông ra khắp thế giới”. Và giờ thì họ đang giúp việc nhà nhiều vô kể ở TP.HCM.
Chính điều này khiến osin nhà chị ở trong trạng thái làm hay không cũng được. Để giữ chân osin chị đưa trước 500 ngàn đồng cùng chìa khóa và thẻ từ. Đúng hẹn, cô ấy đến mở cửa vào làm rồi về. Nhưng đến buổi thứ hai thì gọi điện nói là nhờ bạn đến làm thay. Hẳn nhiên là chị Oanh từ chối, chị không thể giao nhà cho người lạ, chưa kể phải hướng dẫn lại từ đầu rất mệt, rồi không biết họ có làm ổn định hay không.
Chị yêu cầu osin đến giao lại các thứ cần thiết, cô này hẹn tới hẹn tới hẹn lui đến một tháng sau vẫn chưa đến. Định bụng báo công an nhưng sự việc cũng không đến mức to tát, chị phải cầu cứu người bạn đã giới thiệu osin cho mình, nơi mà cô này đang làm full time (nguyên ngày) để lấy lại chìa khóa và các thứ liên quan.
Nhược điểm thứ hai là không rõ ràng khi trao đổi về lương. Ngày đầu nhận việc họ thường nói: “Chị trả em bao nhiêu cũng được, chủ yếu là duyên, nếu hợp thì làm lâu dài” khiến chủ nhà tự ra giá, nhưng về nhà thì không thỏa mãn, hôm sau lại ra yêu sách đòi tăng lương hoặc nghỉ.
Chuyện các osin tị nạnh nhau là thường tình vì họ có một nhóm bạn cùng ngành, nhất là osin làm việc ở chung cư, cứ so sánh lương rồi làm mình làm mẩy. Nhiều gia chủ Việt bấm bụng tăng nhưng gia chủ ngoại quốc thì cho nghỉ ngay lập tức.
Đây là hạn chế lớn nhất khiến gia chủ nước ngoài không muốn thuê osin Việt bởi văn hóa phương Tây rất rành mạch về chuyện tiền bạc.
tin liên quan
'Osin cao cấp' ở Sài Gòn - Kỳ 1: Một ngày kín lịch, kiếm cả triệu đồngTrung bình mỗi ngày chị H. làm 6-8 căn, vì làm mỗi ngày nên chỉ kiểm tra chứ không phải dọn kỹ, 50 ngàn đồng/giờ nếu thuê lẻ, 2 triệu đồng nếu thuê nguyên tháng.
Vấn đề tiếp theo và cực kỳ quan trọng là kỹ năng làm việc. Chị Thủy kể chuyện nhà mình, ngày đầu nhận việc tôi chỉ hướng dẫn qua loa vì không nhớ hết, mong là trong quá trình làm osin sẽ hỏi mình, vì mỗi nhà mỗi cách, không ai giống ai. Nhưng osin nhà tôi từ quê lên, chưa tiếp xúc với đồ công nghệ bao giờ. Kết quả là sau ngày nấu ăn đầu tiên tấm kiếng ốp bếp bị nứt làm đôi do bếp hồng ngoại để quá nhiệt, chén thủy tinh trong lò vi sóng vỡ tan do đã sử dụng loại kén nhiệt...
Bi kịch lớn nhất là gia chủ thường gặp là osin làm hỏng quần áo khi ủi. Họ không được trang bị kỹ năng mỗi loại vải, chất liệu phải để nhiệt độ bàn ủi thích hợp. Thế nên, không hiếm cảnh chiếc váy lụa đắt tiền của chủ nhà bị cháy một mảng to, bộ đồ vest bị dúm dó, mất nếp không dùng được. Không phải món gì cũng có thể giặt tay hoặc tống vào máy giặt, đặc biệt, đồ vest phải được hấp ở tiệm và cà vạt nếu lỡ mang giặt tay thì coi như bỏ, phải mua cái mới.
Hạn chế tiếp theo của osin Việt là thói ăn cắp vặt dù con số này không nhiều. Phần lớn những tài sản giá trị thường được gửi tại ngân hàng hoặc cho vào két sắt nên thứ hay mất là trang sức, đồng hồ hoặc tiền mặt. Họ cũng sẽ không phát hiện ra ngay cho đến khi có việc cần đến hoặc hôm nào đi tiệc tùng. Lúc này, cảm giác gia chủ là sự khó chịu và mất niềm tin trầm trọng vào người làm. Số ít gia chủ tìm về tận quê để đòi lại nhưng đa số thì tặc lưỡi cho qua như bài học lớn.
tin liên quan
'Osin cao cấp' ở Sài Gòn - Kỳ 3: Người ngoại quốc lấn át cả tiền và việcChưa bao giờ ngành 'osin' lại sôi động và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đặc biệt là tại TP.HCM. Chị Ng. cho biết, chỉ riêng một nhà đã trả chị 9 triệu đồng/tháng: “Tôi chỉ làm 4 giờ/ngày mà họ trả tôi như vậy, chủ nhà còn bao ăn và ở nhưng tôi từ chối, vì trống giờ trưa tôi còn làm thêm"
Thói xấu phổ biến mà osin Việt hay mắc là nói nhiều và buôn chuyện. Khi nói nhiều họ sẽ không tập trung vào công việc và làm phiền gia chủ.
“Ôi, bộ nhẫn này đẹp quá, chị thật may mắn khi được chồng tặng, lần nào đi công tác về anh ấy cũng mua. Chồng em cả đời chẳng mua nổi một chiếc”, câu cảm thán của người osin với vợ ông chủ khiến người nghe không khỏi bối rối. Hoặc nhà hàng xóm thỉnh thoảng nghe được câu chuyện: “Ôi, ông chủ nhà tôi á, “trâu già thích gặm cỏ non” hôm qua cô vợ dỗi, đêm hôm phải hộc tốc ra tiệm mua hoa về xin lỗi đấy”... cứ thế, nhà chủ có chuyện gì thì hôm sau cả xóm hay cả chung cư đều biết.
Nổi ám ảnh lớn nhất khi thuê osin ở tỉnh là mùa Tết, nhận lương tháng thứ 13 xong là họ “một đi không trở lại” trở thành nỗi ám ảnh sau tết không chỉ đối với gia chủ mà cả các doanh nghiệp.
Sau tết, trước mỗi cổng các khu công nghiệp tại Thủ Đức và Bình Dương bạn dễ dàng bắt gặp băng rôn tuyển nhân công may mặc. Thói xấu thiếu chuyên nghiệp của lao động VN khiến họ ngày càng bị lao động ngoại quốc bỏ xa.
Bình luận (0)