Thật thú vị khi có dịp đến Sơn La để tìm hiểu về nền ẩm thực gần như còn nguyên sơ nơi đây.
Nói đến Sơn La là nói đến cộng đồng 12 dân tộc với 54% dân số là người Thái. Ẩm thực của người Thái có nhiều điểm khác lạ với người Kinh, đặc biệt là gia vị để ướp.
Tôi đề nghị với anh bạn ở Sơn La về món ăn đặc trưng của người Thái, do chính tay người bản địa nấu tại nhà chứ không phải tại các nhà hàng trong thành phố. Sau một hồi ngẫm nghĩ, bạn đưa tôi đến nhà bà Quàng Thị Nọi ở bản Lả Mường, xã Chiềng Xôm, tỉnh Sơn La để ăn thử món “pa pỉnh tộp” theo cách gọi của người Thái hay hiểu đơn giản là cá gập nướng.
Đến nơi, bà Nọi búi tằng cẩu trên đầu (theo đúng phong tục của người Thái đen) niềm nở ra đón chúng tôi vào căn nhà sàn của gia đình. Sau một hồi bạn tôi giới thiệu và “đặt hàng” món pa pỉnh tộp, bà Nọi liền đồng ý: “À! Pỉnh tộp. Muốn ăn thì phải đợi để ông Bun (chồng bà) đi câu đã”.
Liền đó, ông ra ao sau nhà, bà đi hái lá, chuẩn bị gia vị để nấu món cá độc đáo cho chúng tôi thưởng thức. Sau một tiếng chuẩn bị nguyên liệu, bà bắt tay làm món pa pỉnh tộp:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Nhìn ở ngoài con cá trông rất bình thường, nhưng đến khi gạt bỏ lớp da bên ngoài thì phần thịt và nhân bên trong hiện ra đầy ăm ắp. Nếm một miếng cá kèm với nhân, sự hòa quyện của các loại gia vị, mùi thơm nồng đặc trưng của mắc khén và vị cá tươi khiến tôi cảm thấy ngây ngất với hương vị của Tây Bắc.
Pa pỉnh tộp với cái cay cay tê lưỡi của mắc khén và rượu chuối, những câu chuyện về bản làng cứ làm tôi muốn nán lại mãi với hương vị ẩm thực đặc trưng của người Thái.
Kiều Dương
(thực hiện)
Bình luận (0)