Giữa các quốc gia với nhau, việc này vốn rất cần thiết và bình thường. Nhưng trong trường hợp chính quyền Palestine thì lại khác. Thông thường, phải có nhà nước trước thì mới có được chính danh để đàm phán phân định hải phận và xác định vùng đặc quyền kinh tế. Việc sau giờ được Palestine làm trước.
Cơ sở pháp lý quốc tế cho Palestine làm việc này là việc LHQ năm 2012 công nhận Palestine là nhà nước quan sát viên ở LHQ. Tuy chưa phải là thành viên chính thức của LHQ, nhưng như vậy thôi thì Palestine đã có thể tham gia các hiệp ước và công ước của LHQ, trong đó có Công ước năm 1982 về luật Biển.
Làm trước những việc sau như thế này là cách thức Palestine tạo “sự đã rồi” phục vụ cho cuộc đấu tranh dai dẳng nhằm thành lập nhà nước độc lập. Mỗi thỏa thuận về phân định lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế mà Palestine có được thông qua đàm phán song phương với những quốc gia liên quan đều đóng góp rất có ý nghĩa vào việc đạt được mục tiêu nói trên.
tin liên quan
Đàm phán hòa bình Trung Đông: Sáng kiến mới với điểm yếu cũHội nghị quốc tế về Trung Đông ở Paris là sáng kiến của Pháp và nỗ lực mới nhất của cộng đồng quốc tế nhằm khởi động lại tiến trình đàm phán giữa Israel và Palestine.
Về pháp lý, các quốc gia này công nhận Palestine là nhà nước độc lập. Trên thực tế, họ đã công nhận có nhà nước Palestine độc lập trong khi nhà nước ấy chưa được chính thức thành lập. Có thể thấy việc này có lợi như thế nào cho Palestine về chính trị cũng như pháp lý.
Cũng từ đó mà áp lực sẽ gia tăng đối với Israel và những đồng minh của Israel hiện đang cản trở tiến trình hòa bình ở Trung Đông và việc thành lập nhà nước Palestine độc lập. Việc này hiện có được ý nghĩa và giá trị càng thêm đặc biệt bởi tiến trình này tiếp tục bị trì hoãn và bế tắc.
Bình luận (0)