Trong mũi cấu trúc thì lại chia ra rất nhiều cách thức phẫu thuật nhỏ hơn nữa, tùy thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng. Với hơn 23 năm kinh nghiệm trong ngành phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, PGS-TS-BS Phạm Hiếu Liêm sẽ giới thiệu đến bạn đọc một phương pháp nâng mũi cấu trúc rất độc đáo - Mũi cấu trúc DOME. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để biết rõ hơn về phương pháp nâng mũi này nhé!
Đặc điểm mũi người châu Á và yêu cầu thẩm mỹ
Người châu Á thường có các đặc điểm mũi là sống mũi thấp và hơi ngắn, đầu mũi tròn và đôi khi còn to, làm cho khuôn mặt đôi khi trông kém thanh thoát. Với mong muốn sở hữu chiếc mũi cao, thon gọn nhưng vẫn tự nhiên, nhiều người tìm đến phương pháp nâng mũi cấu trúc. Phương pháp này không chỉ giúp nâng sống mũi mà còn tạo hình dáng mũi phù hợp với từng khuôn mặt của người châu Á, giúp tôn lên nét đẹp tự nhiên mà không làm mất đi bản sắc riêng.
Ưu điểm của nâng mũi cấu trúc
PGS-TS-BS Phạm Hiếu Liêm chia sẻ, với phương pháp nâng mũi cấu trúc, từng thành phần riêng của mũi sẽ được tái tạo theo đúng cấu trúc của mũi. Phần sống mũi, trụ mũi, vách ngăn, đầu mũi đều được tái tạo tùy từng khách hàng nhằm mang lại kết quả là chiếc mũi thanh thoát, tự nhiên, phù hợp với từng khuôn mặt. Điểm nổi bật của nâng mũi cấu trúc là độ bền cao. Nhờ việc củng cố và định hình lại cấu trúc mũi, khách hàng có thể yên tâm về dáng mũi ổn định lâu dài mà ít phải lo ngại về biến chứng hay vấn đề tụt sụn như các phương pháp truyền thống.
Mũi cấu trúc DOME là gì?
Trong nâng mũi cấu trúc, toàn bộ cấu trúc mũi gồm có da và mô mềm, sụn cánh mũi, vách ngăn sẽ được phẫu tích và sắp xếp lại kèm với các vật liệu cấy ghép vào giúp gia cố và giữ ổn định hình dạng cho mũi.
Hiện nay, vật liệu để sử dụng cho nâng mũi cấu trúc có thể là sụn tự thân như: sụn vành tai, sụn vách ngăn hay sụn sườn, mô mềm, cân mạc… kết hợp với các vật liệu nhân tạo như silicon, medpor, ePTFE… PGS-TS-BS Phạm Hiếu Liêm chia sẻ 2 bước quan trọng trong nâng mũi cấu trúc cho người châu Á là dựng phần đầu mũi thật vững chắc và thứ 2 là phần sống mũi giúp tạo độ cao.
Dựng đầu mũi thì hiện nay có những vật liệu nhân tạo giúp ghép vào sụn vách ngăn để giúp chống đầu mũi lên cao. Những vật liệu này đều là vật liệu tương hợp sinh học nên khách hàng có thể yên tâm sử dụng. Tuy nhiên, chúng có đặc điểm khá cứng. Nên sau phẫu thuật, về hình thể thì có thể hoàn toàn đẹp và tự nhiên nhưng cảm giác sờ chạm phần đầu chiếc mũi sẽ không tự nhiên cho lắm vì nó khá cứng. Một điều nữa là có nguy cơ lộ vật liệu bên trong mũi và nếu lộ thì gần như sẽ phải phẫu thuật tháo toàn bộ mũi.
Chính vì những lý do kể trên, qua tìm tòi và học hỏi, PGS-TS-BS Phạm Hiếu Liêm đã áp dụng phương pháp nâng mũi cấu trúc DOME (mái vòm). Đối với phương pháp này, toàn bộ phần đầu mũi của khách hàng sẽ được dựng bằng sụn vành tai. Với kinh nghiệm qua rất nhiều ca phẫu thuật, phần đầu mũi của khách hàng vẫn sẽ có độ cao và tự nhiên. Sụn tai có đặc điểm là mềm dẻo nhưng vẫn đủ độ cứng để có thể nâng đỡ đầu mũi nếu ghép một cách hợp lý. Việc ghép sụn tai kết hợp với những phần sụn nội tại của mũi là sụn cánh, gai mũi trước, tạo thành hình thể như kim tự tháp rất kiên cố và vững chắc thì vẫn đảm bảo được khả năng tạo hình cho phần đầu mũi.
Do sử dụng sụn vành tai là vật liệu tự thân nên hoàn toàn yên tâm về nguy cơ lộ vật liệu không như các vật liệu nhân tạo. Và một điều quan trọng là chính nhờ sử dụng kiểu cấu trúc DOME này mà sau phẫu thuật một thời gian ngắn để hồi phục và ổn định form dáng mũi thì phần đầu mũi rất mềm mại gần như mũi bình thường và có thể lắc hay đung đưa thoải mái mà không hề lo ngại vấn đề gì.
Quy trình nâng mũi cấu trúc DOME
Quy trình nâng mũi cấu trúc bao gồm các bước chuẩn bị, phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu. Trước khi tiến hành, khách hàng sẽ được BS Hiếu Liêm thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng để chọn lựa phương pháp phù hợp nhất với chiếc mũi, với khuôn mặt và mong muốn cá nhân của khách hàng. Khách hàng sẽ được xét nghiệm kiểm tra đầy đủ về xét nghiệm máu, chức năng đông máu, điện tim… Nếu kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu thì khách hàng sẽ được tiến hành phẫu thuật.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng kết hợp sụn tự thân là sụn tai để làm đầu mũi theo kiểu mũi cấu trúc DOME và sống mũi sẽ là sống mũi nhân tạo. Giúp đầu mũi tự nhiên, giảm nguy cơ biến chứng và tăng độ bền cho kết quả.
Chăm sóc và lưu ý hậu phẫu
Sau khi nâng mũi, việc chăm sóc đúng cách rất quan trọng để đảm bảo vết thương lành nhanh chóng và giữ được dáng mũi lâu dài. Khách hàng nên thực hiện các bước sau:
- Tránh tiếp xúc mạnh vào vùng mũi.
- Giữ vệ sinh vùng mũi để tránh nhiễm trùng.
- Tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ về việc uống thuốc và vệ sinh vết thương.
Rủi ro và cách giảm thiểu biến chứng
Mặc dù nâng mũi cấu trúc là một phương pháp an toàn, vẫn có những rủi ro có thể xảy ra như sưng tấy, nhiễm trùng hoặc dị ứng. Để giảm thiểu rủi ro, việc lựa chọn bác sĩ có kinh nghiệm và cơ sở y tế uy tín là rất quan trọng. Bên cạnh đó, người thực hiện cũng cần chuẩn bị tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ và tránh các hoạt động mạnh trong quá trình hồi phục.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bác sĩ Hiếu Liêm hiểu rõ đâu là cách để nâng cao độ an toàn của khách hàng khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ nói chung và phẫu thuật nâng mũi cấu trúc nói riêng. PGS-TS-BS Phạm Hiếu Liêm luôn cập nhật những phương pháp nâng mũi cũng như vật liệu nâng mũi mới nhằm mục tiêu mang lại sự hài lòng cho quý vị khách hàng, giúp quý vị khách hàng tự tin hơn với diện mạo của mình trong cuộc sống hằng ngày.
Bình luận (0)