Các hóa thạch 47 triệu năm này được khai quật tại địa danh Messel Pit gần thành phố Darmstadt của Đức, theo BBC.
|
Chúng được tìm thấy trong tình trạng “thân mật” theo từng đôi. Trong hai trường hợp, rùa đực thậm chí còn bị "ghi hình" ngay lúc đang "mây mưa" với bạn tình, theo báo cáo trên chuyên san Biology Letters.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những đôi bạn rùa này có thể bắt đầu pha cụp lạc trên mặt hồ, tồn tại cách đây mấy chục triệu năm, nhưng đã chết trong lúc đang hành sự do hít phải khí độc thoát ra từ núi lửa và sau đó chìm xuống đáy hồ.
Các con rùa, vẫn đang trong tình trạng ôm chặt lấy nhau, đã bị chôn vùi trong lớp trầm tích dưới đáy hồ và bị khóa chặt suốt bao lâu nay.
“Chúng tôi đã chứng kiến tình trạng tương tự tại một số hồ núi lửa ở Đông Phi”, theo tiến sĩ Walter Joyce của Đại học Tubingen.
“Cứ mỗi vài trăm năm, các dạng hồ trên có thể xảy ra những đợt bùng phát khí CO2, giống như động tác khui nắp sâm banh và nó đầu độc mọi thứ xung quanh,” chuyên gia Joyce cho biết.
Rùa trong trường hợp này thuộc về dòng tuyệt chủng Allaeochelys crassesculpta, với mỗi cá nhân dài khoảng 20 cm, và con cái có kích thước nhỉnh hơn con đực.
Hạo Nhiên
>> Ông tổ của mực và bạch tuộc
>> “Khúc gỗ” lạ ở Quảng Trị
>> Phát hiện tổ tiên loài xúc tu
>> Chim hiện đại giống khủng long con
>> Xác định "niên đại" bệnh viêm gan B
>> Băng cháy - nguồn năng lượng khổng lồ
>> Cà Mau: Phát hiện bộ xương động vật lạ
>> Loài khủng long mới có cánh tay tí hon
>> Phát hiện loài khủng long chỉ to bằng chó sói
>> Bộ xương khủng long giá triệu đô
>> Gấu trúc từng lang thang tại châu u
>> Sông Rhine già hơn ta tưởng
>> Phát hiện làng nông nghiệp cổ trên đảo Síp
Bình luận (0)