Ẩm thực
Hoài niệm bánh mì phá lấu xiên que Pasteur
Mâm phá lấu ở góc đường Paster - Lê Lợi (quận 01) đã để lại ấn tượng khó quên trong hồi ức của nhiều người Sài Gòn. Nước mía Viễn Đông đã không còn nữa, gỏi khô bò ông Năm giờ đã chuyển về đường Nguyễn Văn Thủ, chỉ mâm phá lấu còn sót lại như nhắc nhớ về những ngày xưa cũ. Chị Lưu Kim Sanh cho biết, cha của chị là ông Lưu Đặng, người gốc Quảng Đông sinh sống ở Campuchia. Sau biến cố "cáp duồn" (tìm và diệt Việt kiều) năm 1970 dưới thời chính quyền Lon Non ở Campuchia, ông Đặng lưu lạc tới Sài Gòn và mưu sinh bằng nghề gia truyền là món phá lấu khìa.
Ẩm thực
Ăn mì cá viên cà ri độc nhất Sài Gòn
Quán ăn hấp dẫn này chỉ có vài bàn, chỗ ngồi chỉ đủ cho khoảng 10 người với mức giá khá cao: 40.000đ/tô. Tuy chỉ bán sau 6 giờ chiều cho đến tận khuya, vậy mà nhiều người vẫn tìm tới đây để ăn một kiểu mì độc đáo nhất Sài Gòn - mì cá viên cà ri. Anh Hùng, chủ quán mì không tên này cho biết, đây là kiểu mì rất phổ biến ở Hồng Kông. Tuy nhiên ở Sài Gòn dường như chỉ một mình anh dám bán mì cà ri cá viên và bò viên, đơn giản vì hương vị đặc trưng của món này không dễ được số đông lựa chọn. Quán nằm gần góc mũi tàu Nguyễn Trãi - Trần Phú ở quận 05, đã tồn tại được gần 15 năm nay.
Ẩm thực
Tuyệt đỉnh của hủ tiếu bò viên Sài Gòn
Nằm trong con hẻm lớn 145 Nguyễn Thiện Thuật thông với chợ Bàn Cờ (quận 03), quán hủ tiếu bò viên Trường Thạnh này đã có thâm niên phục vụ thực khách hơn 40 năm nay. Đây cũng là điểm ăn chơi vang bóng một thời, nổi danh không kém gỏi đu đủ - khô bò - nước mía Viễn Đông (trên đường Pasteur, quận 01 ngày nay), bánh tôm hẻm Casino (hẻm 63 Pasteur cũng ở gần đó), bánh mì thịt trước chợ Trương Minh Giảng (nay là chợ Nguyễn Văn Trỗi ở quận 03)... Quán trứ danh với món bò viên to, tròn, chia hẳn làm 2 loại là bò viên thường và bò viên gân. Từ nhiều năm qua, quán vẫn giữ nguyên truyền thống lấy thịt bò nóng trong các phiên chợ buổi sáng sớm đề làm bò viên. Viên bò giã bằng tay hình như là ngon hơn làm bằng máy, giòn và dai hơn nhiều.
Ẩm thực
Phá lấu ngon của Sài Gòn
Phá lấu lòng bò là món ngon mà nhiều thế hệ học sinh Sài Gòn đều ít nhất thử qua một lần. Đây cũng là món ăn vặt "khiêm tốn nhất, vì người bán chỉ cần một cái nồi nhỏ cùng vài cái chén là có thể khiến đám học trò sau giờ tan học phải "xao xuyến" rồi... Tên gọi "phá lấu" quen thuộc với người Sài Gòn là vậy, nhưng nguyên thủy của từ này lại mang một ý nghĩa khác hoàn toàn. Nhiều tài liệu cho rằng món này được hình thành từ những lần cúng kiếng và giỗ chạp của người Tiều. Con heo cúng ăn không hết, để giữ được lâu ngày thì phải đem tẩm ướp sau bỏ vào nồi ăn dần. Nồi nước phá lấu gồm các gia vị như ngũ vị hương, quế chi, bát giác, đại hồi, tiểu hồi cùng một số vị thuốc bắc. Còn phần thịt của heo bất cứ bộ phận nào cũng đều nấu phá lấu được, từ lưỡi, tai heo, ruột heo cho đến bao tử... Nồi phá lấu của người Tiều có thể để quanh năm suốt tháng, hết nước lại châm vào, rồi cho thêm chút muối là có thể ăn dần trong cả năm.
Ẩm thực
Tìm ăn hủ tiếu sa tế Cao Văn Lầu
Trong các món hủ tiếu có mặt ở Sài Gòn thì hủ tiếu sa tế có lẽ là món thuộc hàng khó tìm nhất. Tiệm bán món này ở Sài Gòn chắc chỉ hơn 10 tiệm, chủ yếu tập trung trong Chợ Lớn (quận 05, quận 06, quận 11...) Nhiều thực khách cho rằng hủ tiếu sa tế là kỳ công của nghề nấu hủ tiếu Sài Gòn, bởi lẽ món này do chính người Hoa ở vùng đất này sáng tạo nên chứ không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Mà điều này cũng khá hợp lý, bởi lẽ ở Hồng Kông, Đài Loan hay Singapore, Malaysia... hầu như không tìm thấy món hủ tiếu độc đáo này. Phảng phất mùi cà ri như món Ấn hay món Thái, một chút vị bùi và cay từ sa tế như kiểu nướng satay của người Malaysia thì có, nhưng để tìm được món hủ tiếu tương tự như ở Sài Gòn thì hầu như là không.
Ẩm thực
Hấp dẫn món Tiều trong Chợ Lớn
1. Cháo Tiều Cách ăn của người Hoa cũng rất khác nhau. Nếu như người Quảng Đông chuộng những món chiên xào, hơi nhiều dầu mỡ, người Hẹ trung thành với vị cay nồng trong từng món ăn, thì người Tiều trong Chợ Lớn lại hợp với những món có vị lạt và thanh đạm hơn rất nhiều. Quán cháo Tiều lâu đời trên đường Hồng Bàng này cũng vậy. Anh Tường chia sẻ rằng rằng ông nội mình những ngày còn ở Kiết Dương, Triều Châu đã có nghề bán cháo, khi sang Việt Nam vẫn tiếp tục rồi truyền lại cho cha anh, rồi sau này mấy anh em nối nghiệp. Cháo Tiều được coi là món của nhà nghèo, bao gồm nồi nước lèo với cải chua hầm, lòng heo, giò heo, thịt mỡ, huyết heo, đậu hũ... để chung và hầm liu riu lửa qua nhiều ngày, ăn chung với cháo trắng nấu lạt, hạt gạo vừa nở bung mà ta hay gọi là cháo hoa (theo cách gọi bằng thổ âm là món "ciae mué" (chè muế), ăn với "kềm xại" (cải chua) và "từ tố (lòng heo) hay còn gọi là "tư khoan xoại").
Bạn cần biết
Vịt quay Vĩnh Phong, mê say khẩu vị Việt
Hơn 46 năm có mặt trên thị trường, vịt quay Vĩnh Phong mang một hương vị mê hoặc thực khách bởi sau khi được ướp gia vị theo công thức gia truyền, sơ chế tỉ mỉ và đưa vào lò quay thì phần thịt vịt trở nên mềm, ngon, đậm đà không bị bở, lớp da không bị khô, giòn và vàng ruộm.
Ẩm thực
Độc đáo bánh canh của người Tiều
Có người gọi vui hủ tiếu hồ là "bánh canh của người Tiều", vì để bánh thấm được nước lèo thì cọng hủ tiếu phải nấu ngay trong thùng, có khách mới múc ra bán. Tên thường gọi là "hủ tiếu hồ" chứ món này lại chẳng liên quan gì đến cọng hủ tiếu cả. "Cọng” hủ tiếu mà ta thấy thực chất là những miếng bột mỏng gần như bánh ướt nhưng dày hơn và có hình vuông (cỡ 40 x 40mm). Còn chữ "hồ" thì cũng có nhiều lý giải. Có ý kiến cho rằng trong nguyên bản của người Tiều phần nước lèo có pha thêm một chút bột năng để có được độ hồ sệt. Cũng có người cho rằng chữ "hồ" này để gợi nhớ về cộng đồng người Tiều tập trung ở tỉnh Hồ Nam (phía Nam Trung Quốc).
Ẩm thực
Hấp dẫn bánh mì phá lấu Tiều trên đường Nguyễn Trãi
Có lẽ không đâu trên dải đất Việt Nam tụ hội nhiều phong cách bánh mì như ở Sài Gòn. Từ kiểu bánh mì ổ truyền thống như mâm bánh mì Cụ Lý trên đường Hai Bà Trưng cho đến những biến tấu hết sức hấp dẫn như bánh mì thịt nướng, bánh mì ăn chung với xíu mại của người Hoa, bánh mì chả cá chiên, bánh mì bì... Cách ăn bánh mì với các món Hoa như heo quay, vịt quay hay phá lấu có lẽ cũng chỉ có ở Sài Gòn. Bởi phần lớn ở những nước lân cận như Hồng Kông, Malaysia, Singapore hay Thái Lan thì những món này ăn chung với bánh bao, đôi khi là với cơm như chính từ nơi xuất xứ của nó. Về món phá lấu, nhiều tài liệu cho rằng món này được hình thành từ những lần cúng kiếng, giỗ chạp của người Tiều. Con heo cúng ăn không hết, để giữ được lâu ngày thì phải đem tẩm ướp sau bỏ vào nồi ăn dần. Nồi nước phá lấu gồm các gia vị như ngũ vị hương, quế chi, bát giác, đại hồi, tiểu hồi cùng một số vị thuốc bắc, còn phần thịt của heo bất cứ bộ phận nào cũng đều nấu phá lấu được, từ lưỡi, tai heo, ruột heo cho đến bao tử...
Ẩm thực