Phá rừng bạch tùng hơn trăm năm: Khám nghiệm lại hiện trường

26/11/2020 17:29 GMT+7

Các cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng đến khoảnh 2, TK 249, xã Đạ Đờn (H.Lâm Hà) khám nghiệm lại hiện trường vụ phá rừng bạch tùng trăm tuổi bị cưa hạ trái phép.

Ngày 26.11, lãnh đạo Viện KSND tỉnh Lâm Đồng cho biết thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, đơn vị này đang tăng cường lực lượng cùng Công an tỉnh Lâm Đồng đến lô b2, khoảnh 2, TK 249, xã Đạ Đờn (H.Lâm Hà) khám nghiệm lại hiện trường vụ cưa hạ rừng bạch tùng trăm tuổi trái pháp luật..

Tan tác rừng bạch tùng ở TK 249

ẢNH: LÂM VIÊN

Theo thông tin từ đoàn khám nghiệm hiện trường, khối lượng gỗ bạch tùng bị thiệt hại lớn hơn số liệu Hạt Kiểm Lâm Lâm Hà kiểm tra bước đầu là chỉ hơn 20,4 m3.
Như Thanh Niên đã phản ánh, tại lô b2, khoảnh 2, TK 249, xã Đạ Đờn (lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà quản lý) có hàng chục cây bạch tùng đường kính từ 60 - 100 cm, tuổi đời hơn trăm năm bị cưa hạ nằm ngổn ngang.
Những kẻ phá rừng ngang nhiên dùng máy xẻ gỗ ngay tại rừng, chỉ lấy phần lõi gỗ hộp đưa ra khỏi rừng để bán cho Tổ trưởng quản lý bảo vệ rừng là ông Nguyễn Văn Tuyến (54 tuổi, ngụ thôn R’Hang Trụ, xã Phúc Thọ, H.Lâm Hà). Tại vườn cà phê nhà ông Tuyến, cơ quan chức năng phát hiện và tịch thu hơn 1,5 m3 gỗ hộp bạch tùng.

Gốc bạch tùng có đường kính gần 1 m

ẢNH: LÂM VIÊN

Sau khi Báo Thanh Niên và các báo phản ánh, UBND tỉnh Lâm Đồng có công văn hỏa tốc chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra xử lý vụ việc. Chiều 25.11, Công an H.Lâm Hà ra quyết định khởi tố vụ án phá rừng bạch tùng trăm tuổi.
Hiện các cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng và H.Lâm Hà đang khẩn trương điều tra, xác định những nghi can phá rừng bạch tùng lấy gỗ trái pháp luật để xử lý. Bước đầu xác định có 6 nghi can liên quan đến vụ phá rừng nghiêm trọng này.

Rừng thông phòng hộ tự nhiên tại TK 132 , H, Lạc Dương bị triệt hạ hàng loạt

ẢNH: LÂM VIÊN

Theo lãnh đạo Viện KSND tỉnh Lâm Đồng, các cơ quan chức năng của tỉnh cũng đang tăng cường lực lượng phối hợp với Công an, Viện KSND H.Lạc Dương quyết liệt điều tra để xử lý vụ triệt hạ rừng thông phòng hộ là rừng tự nhiên tại TK 132, xã Đạ Sar (H.Lạc Dương).

Phá rừng lấy gỗ bán cho tổ trưởng quản lý bảo vệ rừng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.