Nỗi lo của các doanh nghiệp nhập khẩu bột mì về công văn trái khoáy của Chi cục Kiểm dịch thực vật 1 hay sự “bất ổn trong thực thi chính sách” mà đại diện các doanh nghiệp mang đến cuộc họp chuyên đề cắt giảm điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành hôm qua, một lần nữa cho thấy thực tế, áp lực về cải cách từ Chính phủ chưa tạo ra sức nóng thay đổi cho cả bộ máy.
tin liên quan
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Thu hồi ngay văn bản 'buộc tái xuất lúa mì có lẫn cỏ'Chúng ta nói rất nhiều về cải cách thể chế. Còn nhớ Nghị quyết 19 (năm 2014) của Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2015 môi trường kinh doanh của VN đạt mức trung bình của ASEAN 4.
Nhưng đến hiện tại, khoảng cách vẫn còn rất xa; Để đạt được mục tiêu này, VN phải xếp thứ 40 trên thế giới, thực tế chúng ta đang đứng ở vị trí 86. Cũng như vậy, từ tháng 8 năm ngoái, Chính phủ chỉ đạo xóa bỏ mạnh mẽ các điều kiện kinh doanh, đặt mục tiêu cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh trong vòng 1 năm (đến 15.8.2018). Nhưng hiện tại, ngoại trừ Bộ Công thương cắt bỏ được 675/1.216 điều kiện (chiếm tỷ lệ 55,5%), Bộ Xây dựng cắt bỏ 89/280 điều kiện (31,7%)…; rất ít bộ, ngành thực hiện nghiêm túc.
Các chuyên gia dự báo lạc quan, năm 2018, GDP của VN có thể đạt 6,88% hoặc cao hơn nữa, với điều kiện phải phá vỡ những “điểm nghẽn” thể chế, khơi thông những nguồn lực trong nước. Mà một trong những “điểm nghẽn” trực tiếp của thể chế là những điều kiện kinh doanh đang trở thành rào cản, gánh nặng cho khu vực doanh nghiệp trong nước.
Theo tính toán của Bộ KH-ĐT, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và sắp tới là Hiệp định thương mại tự do VN - EU (EVFTA) sẽ giúp cho GDP VN tăng trưởng thêm trên dưới 2%. Nhưng điểm đáng lưu ý là hiệu quả tăng trưởng không chỉ đến từ xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư hay chuyển giao công nghệ mà cải cách thể chế mới chính là động lực tăng trưởng.
Cắt giảm điều kiện kinh doanh không phải là sáng kiến của riêng VN. Ngay cả với những nền kinh tế hàng đầu thế giới, cắt giảm quy định hành chính, giải phóng doanh nghiệp khỏi các chi phí và gánh nặng pháp quy bất hợp lý luôn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ.
Qua việc ban hành Nghị quyết 19 có thể nhận thấy, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đã được cải thiện rõ rệt. Nhưng cũng đang có dấu hiệu không bền vững và chững lại khi các nỗ lực cải cách còn bộc lộ tính sự vụ, phụ thuộc quá nhiều vào chỉ đạo của cấp lãnh đạo cho từng vụ việc đơn lẻ.
Bình luận (0)