Thực tế, việc nói không với túi ni lông nói riêng và đồ nhựa nói chung đã được rất nhiều bạn trẻ thực hiện và tham gia tuyên truyền. Thế nhưng, để nói không với rác thải nhựa, vẫn phải bắt đầu từ chính sách.
Đầu tiên là thuế. Dù đã tăng lên 50.000 đồng/kg từ đầu năm 2019 nhưng so với các nước, mức thuế bảo vệ môi trường với túi ni lông của VN vẫn quá thấp so với mức từ 4.000 - 5.000 đồng/túi mà nhiều nước đang áp dụng, thậm chí có nước cấm sản xuất, mua bán và sử dụng túi ni lông mỏng. Thuế thấp nhưng trốn thuế, lách thuế mới là lý do khiến túi ni lông phát tán khắp nơi.
tin liên quan
Rác thải bủa vây khu du lịchThứ hai là kiên quyết siết chặt nhập phế thải nhựa vô tội vạ hiện nay. Năm 2018, VN nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu khoảng 5,59 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 9,1 tỉ USD, tăng 11,9% về lượng và 20% về trị giá so với năm 2017. Vì thế có cả ngàn container phế liệu nhựa đang tồn đọng ngoài các cảng biển. Còn nếu chỉ 1/3 - 1/4 lượng PE nhập về để sản xuất túi ni lông thôi thì đã có tới 500.000 tấn bao bì, túi ni lông tràn ra thị trường. Một nghiên cứu cho thấy, trong lĩnh vực bao bì, bao bì nhựa luôn có mức tăng trưởng mạnh nhất và chiếm thị phần lớn nhất. Nói vậy để thấy, nếu không siết chặt nhập phế thải nhựa thì việc sử dụng nhựa vô tội vạ cũng như việc tồn hàng ngàn container ngoài cảng sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Thứ ba, nói không với nhựa hãy bắt đầu từ chính các bộ, ngành, cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp, trường học… Nếu tất cả các đơn vị đều nói không với sản phẩm nhựa trong "rổ" hàng hóa của cơ quan như ly, chén, chai nhựa, túi ni lông… thì một lượng cầu không nhỏ về sản phẩm nhựa sẽ giảm, kéo theo sản xuất giảm, nhập khẩu nguyên liệu nhựa cũng giảm.
Tại lễ ra quân toàn quốc phong trào Chống rác thải nhựa hôm qua, Thủ tướng cũng đã chính thức đề nghị từng cơ quan, đơn vị có chương trình, kế hoạch thực hiện ngay các hoạt động chống rác thải nhựa như hạn chế, tiến đến không dùng sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong cơ quan, đơn vị; hạn chế sử dụng kinh phí nhà nước mua sắm các sản phẩm nhựa sử dụng một lần...
Làm được như vậy, rác nhựa chắc chắn sẽ giảm dần để trả lại môi trường sống, đầu tư, kinh doanh bền vững của VN nói riêng và của thế giới nói chung.
Bình luận (0)