Căng thẳng ảnh hưởng đến khả năng chống chịu bệnh thế nào?
Khoa học đã chứng minh căng thẳng có thể gây hại cho hệ miễn dịch.
Tiến sĩ Sheldon Cohen, Giáo sư tâm lý học tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ), với hơn 30 năm nghiên cứu tác động của căng thẳng với khả năng miễn dịch và tính nhạy cảm với bệnh truyền nhiễm, và các đồng nghiệp đã tiến hành một số nghiên cứu, trong đó những người khỏe mạnh bị lây nhiễm trùng đường hô hấp trên, thông qua những giọt vi rút được đưa trực tiếp vào mũi.
Phải chăng đây là lý do cùng tiếp xúc với F0, nhưng có người nhiễm có người không? |
Shutterstock |
Những người này sau đó được cách ly trong một khách sạn và được giám sát chặt chẽ để xác định ai bị bệnh và ai không mắc bệnh.
Hóa ra một trong những yếu tố quan trọng nhất để dự đoán ai mắc bệnh và ai vẫn khỏe là căng thẳng kéo dài.
Kết quả thật bất ngờ, những người bị căng thẳng kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm, có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao gần gấp 3 lần so với những người không bị căng thẳng, theo Medical Express.
Nguyên nhân gây căng thẳng kéo dài ở đây bao gồm thất nghiệp và chịu đựng những khó khăn với gia đình hoặc bạn bè.
Điều kỳ diệu là ngay cả khi vi rút đã vào mũi, nhiều người vẫn có thể thoát được.
Thực tế, có tới 1/3 số người tham gia có khả năng chống lại các loại vi rút bao gồm cảm lạnh, cúm và đặc biệt cả vi rút corona, theo Medical Express.
Một số yếu tố giúp chống lại nhiễm Covid-19 nghiêm trọng
Trong một bài báo gần đây, tiến sĩ Cohen giải thích một số yếu tố bảo vệ giúp chống lại nhiễm Covid-19 nghiêm trọng hoặc giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Các yếu tố bảo vệ lớn nhất bao gồm cảm giác được kết nối và hỗ trợ xã hội và ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Nhưng ít căng thẳng và có cảm xúc tích cực cao hơn cũng là chìa khóa để chống lại bệnh, theo Medical Express.
Những người bị căng thẳng kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm, có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao gần gấp 3 lần |
Shutterstock |
Tại sao căng thẳng làm bạn dễ mắc bệnh hơn?
Một trong những yếu tố quan trọng là tình trạng viêm nhiễm.
Khi căng thẳng cao và kéo dài, các nội tiết tố trong cơ thể mất cân bằng dẫn đến mức độ viêm cao hơn bình thường và gây ra nhiều kết quả bất lợi cho sức khỏe.
Căng thẳng và viêm nhiễm cao hơn cũng thúc đẩy các bệnh nền - dẫn đến nhiễm Covid-19 nghiêm trọng và nhập viện, như bệnh tim, tiểu đường và béo phì.
Thậm chí các nhà nghiên cứu còn cho rằng Covid-19 kích hoạt chứng viêm theo cách tương tự như căng thẳng mạn tính và dẫn đến "cơn bão cytokine".
Điều này có thể một phần là do hoạt động của nồng độ rất cao của hoóc môn căng thẳng như cortisol - ở những người nhiễm Covid-19 nghiêm trọng nhất, kể cả làm tăng nguy cơ tử vong.
Vì vậy, duy trì hệ thống miễn dịch tối ưu chưa bao giờ lại quan trọng như vậy.
Ngay cả hiệu quả của tiêm chủng cũng bị tác động của các yếu tố như căng thẳng, cô đơn, ngủ kém và các hiện tượng liên quan đến viêm nhiễm khác. Từ đó dẫn đến lượng kháng thể tạo ra sau khi tiêm vắc xin nhiều hay ít, theo Medical Express.
Hãy duy trì kết nối xã hội, tập trung vào những điều có thể kiểm soát, dành thời gian mỗi ngày để làm điều khiến bạn hạnh phúc.
Nghỉ ngơi, ưu tiên giấc ngủ và tập thể dục. Và quan trọng nhất, đeo khẩu trang, rửa tay. Chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là giải tỏa căng thẳng.
Tỉ lệ người nhiễm Covid-19 không triệu chứng cao bất ngờ |
Bình luận (0)