Tạo cơ chế minh bạch
Hầu như quốc gia nào cũng có nợ công và VN cũng không ngoại lệ. Theo các chuyên gia thì nợ trên 60% vẫn ở trong ngưỡng an toàn, nhưng tính toán đó là dành cho những nước có nền kinh tế ổn định. Điều lo lắng của tôi là thời gian gần đây, những nguy cơ xung đột xuất hiện nhiều khu vực và điều đó sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Các quốc gia lo bảo toàn vốn sẽ không cho vay hoặc các nhóm lợi ích sẽ tạo áp lực không cho vay vốn ODA, từ đó nảy sinh khủng hoảng. Theo tôi, cần phải quản lý chặt các dự án để tránh thất thoát. Chính phủ nên tập trung vào các lĩnh vực đầu tư lớn như an ninh, quốc phòng… Những lĩnh vực nào xã hội hóa được thì nên giao cho tư nhân để huy động sức dân, bớt phải vay nợ nước ngoài. Muốn vậy, nhà nước phải tạo cơ chế minh bạch để người dân tin tưởng bỏ vốn ra làm ăn.
TS Nguyễn Văn Nam (Trưởng khoa Quản trị kinh tế quốc tế Trường ĐH Lạc Hồng)
Để người dân giám sát
Bộ máy cồng kềnh, làm việc không hiệu quả, các dự án quản lý không chặt gây thất thoát nhưng không có người chịu trách nhiệm là những bức xúc của người dân hiện nay. Người dân sẵn sàng vui vẻ đóng thuế nếu nhà nước sử dụng ngân sách đúng mục đích và hiệu quả. Doanh nghiệp tư nhân quản lý không tốt sẽ phá sản, còn doanh nghiệp nhà nước làm lỗ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỉ đồng thì nhà nước lại đứng ra bảo lãnh. Theo tôi nên công khai các dự án và để người dân giám sát thì mới hạn chế bớt tình trạng đầu tư tràn lan gây lãng phí, qua đó giảm bớt nợ công.
Thúy Ái (Công ty Mebiphar)
Thắt chặt nạn đầu tư tràn lan
Theo tôi, nhà nước phải có chính sách thắt chặt nạn đầu tư tràn lan và lãng phí. Rất nhiều công trình đầu tư xong rồi bỏ đó hoặc sử dụng không hết công suất đã làm mất lòng tin của người dân. Việc quản lý, giám sát không chặt chẽ khiến nhiều công trình giao thông vừa làm xong, chưa kịp nghiệm thu đã lún nứt, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi… rồi nhà nước lại bỏ tiền ra sửa chữa gây lãng phí và bất bình trong người dân. Muốn giảm nợ công thì phải quyết tâm, quyết liệt trong việc bài trừ tham nhũng và chống lãng phí.
Thanh Phúc ([email protected])
Lê Văn Kiệm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM)
Nguyễn Thị Bé Nhung (Q.Gò Vấp, TP.HCM) Thiên Long |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> Nợ công Việt Nam bằng gần 55% GDP
>> Lo ngại nợ công cao
>> Những lãnh đạo "về vườn" vì khủng hoảng nợ công
>> Đến 2020, nợ công không quá 65% GDP
Bình luận (0)