Phải cử đại diện nếu nhiều người cùng khiếu nại
Theo Nghị định (NĐ), khi nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại. Người đại diện phải là người khiếu nại. Trường hợp có từ 5-10 người khiếu nại thì cử 1 hoặc 2 người đại diện; trường hợp có từ 10 người khiếu nại trở lên thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng không quá 5 người. Việc cử người đại diện phải được lập thành văn bản.
Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản đại diện.
Nhiều cách để công khai quyết định giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết khiếu nại. Nếu công bố quyết định tại cuộc họp thì phải có sự tham gia của người ra quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại hoặc người đại diện, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trước khi tiến hành cuộc họp công khai, phải có văn bản thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết trước 3 ngày làm việc.
Ngoài ra có thể lựa chọn một trong các phương tiện thông tin đại chúng (báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử) để công khai quyết định giải quyết khiếu nại. Trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử thì phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử.
Trường hợp niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại, thời gian niêm yết quyết định giải quyết khiếu nại ít nhất là 15 ngày kể từ ngày niêm yết…
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 20.11.2012.
Thanh Đông
(lược ghi theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
>> Thường vụ Quốc hội thảo luận Luật Khiếu nại, tố cáo
>> Thường vụ Quốc hội sẽ bàn thảo về Luật Khiếu nại
>> Đề nghị tách Luật Khiếu nại, tố cáo làm 2 luật riêng
>> Những lỗ hổng trong Luật Khiếu nại, tố cáo
Bình luận (0)