Phải làm gì khi không thể ngừng ho vào ban đêm?

18/06/2022 14:02 GMT+7

Những cơn ho vào ban đêm thường gây khó chịu cho người bệnh. Thậm chí, nếu cơn ho kéo dài dai dẳng còn phá hỏng giấc ngủ, tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Ho vào ban đêm thường là dấu hiệu của các bệnh tiềm ẩn như hen suyễn, viêm phế quản hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Dị ứng với các tác nhân trong không khí như bụi, nấm mốc, mạt nệm cũng có thể gây ho, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Các cơn ho vào ban đêm không chỉ gây khó chịu mà còn phá hỏng cả giấc ngủ người bệnh

SHUTTERSTOCK

Một số vấn đề tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng có thể gây ra các cơn ho dai dẳng về đêm.

Trên thực tế, ho vào ban đêm là cơ chế tự động của cơ thể để tống các hạt hoặc chất gây khó chịu trong phế quản, khí quản và thanh quản ra ngoài. Nếu cơn ho vẫn không khỏi, người mắc có thể đến khám bác sĩ hoặc thử một số phương pháp giúp giảm ho tại nhà.

Trong trường hợp bạn nghi ngờ tác nhân gây ho vào ban đêm là chất gây dị ứng thì hãy tìm cách loại bỏ chúng trong không gian phòng ngủ. Điều này có nghĩa là bạn phải giặt hoặc bỏ đi nệm, gối cũ bị mọt bụi hay nấm mốc. Khăn trải giường, áo gối cũng phải được giặt và giũ thường xuyên. Không những vậy, thảm và rèm cửa cũng phải được vệ sinh định kỳ vì chúng có thể là nơi tích tụ bụi bẩn, nấm mốc.

Một cách dễ làm giúp giảm ho, trong đó có ho vào ban đêm, là uống trà pha với mật ong. Hỗn hợp này sẽ giúp làm dịu cổ họng. Người bệnh cũng có thể tự điều trị ở nhà bằng si rô ho hay các loại thuốc viên giảm ho không kê đơn. Chúng thường có tác dụng nhanh và giúp giảm triệu chứng một cách hiệu quả.

Các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến cáo người bệnh nên súc cổ họng bằng nước muối trước khi ngủ để giảm ho vào ban đêm. Nước muối có thể giúp loại bỏ các chất gây kích ứng còn vướng lại trong cổ họng, theo Medical News Today.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.