Giờ “vàng” có ý nghĩa thế nào?
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM mới đây vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam ngụ Sóc Trăng bị đột quỵ, tắc động mạch cảnh trong. Người bệnh nằm tại Bệnh viện Sóc Trăng, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Cần Thơ, rồi cuối cùng chuyển lên TP.HCM, nằm tại một bệnh việc khác trước khi chuyển đến Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Do thời gian khá lâu, tuy bệnh nhân đươc cứu sống, nhưng vẫn để lại những di chứng.
Xung quanh câu chuyện này, TS-BS Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh TP.HCM, cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại, điều trị đột quỵ có nhiều vấn đề rất mới cần được cập nhật. Quan trọng nhất là cấp cứu người bệnh trong những giờ đầu, đặc biệt là ở trường hợp tắc nghẽn mạch máu lớn. Đây là việc quyết định liệu người bệnh có tử vong hay không? có di chứng nặng để lại hay không? Cần lưu ý là trong 6 giờ đầu (giờ vàng) - mỗi phút có 2 triệu tế bào thần kinh bị mất đi, nên việc can thiệp nội mạch là biện pháp được xem là hiệu quả nhất.
tin liên quan
Cục máu đông - 'kẻ thù' thầm lặng của dân văn phòng Cục máu đông còn được biết đến với tên gọi huyết khối, có thể vỡ ra làm thuyên tắc phổi và nghẽn mạch máu, gây tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến tử vong.
Hiệu quả của can thiệp nội mạch
Trong chữa trị đột quỵ hiện nay chủ yếu có 2 biện pháp: một là dùng thuốc, hai là phẫu thuật, do đó bác sĩ điều trị cần cân nhắc và quyết định đúng đắn.
Trường hợp chọn hướng điều trị đột quỵ bằng phẫu thuật là: đột quỵ nặng có máu bầm trong não, hoặc bị phình mạch máu não. Tuy nhiên, phương pháp này có mặt hạn chế là nguy cơ tổn thương thần kinh khá cao, có khi lại gây ra tàn phế sau phẫu thuật, tình huống xấu hơn còn có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, còn có hướng điều trị đột quỵ khác được gọi là tiêu sợi huyết (bơm thuốc vào mạch máu để làm tan cục máu đông) cũng đạt hiệu quả nhất định. Tuy nhiên hướng điều trị này có hạn chế trong trường hợp người bệnh bị tắc nghẽn động mạch lớn (ghi nhận trong trường hợp này hiệu quả điều trị chỉ đạt khoảng 10%). Hơn nữa, hướng điều trị tiêu sợi huyết còn có một hạn chế nữa là gây ra nguy cơ xuất huyết não sau khi dùng thuốc, nguy cơ này lên đến 6%.
tin liên quan
Để đột quỵ không còn là nỗi ám ảnhCác chuyên gia y tế nói rằng bạn có thể kiểm soát nguy cơ bị đột quỵ bằng các bước sau.
Thế nhưng, gần đây có một giải pháp mới trong việc chữa trị đột quỵ là can thiệp nội mạch. Phương pháp này đã được ứng dụng trong điều trị đột quỵ và được ghi nhận có hiệu quả khá cao. Ghi nhận của các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược, trong những trường hợp người bệnh bị tắc nghẽn động mạch lớn, áp dụng phương pháp can thiệp nội mạch cho hiệu quả đến 80%. Phương pháp điều trị tái thông mạch máu bằng đường can thiệp nội mạch đã được Hội Đột quỵ Mỹ đưa vào phác đồ điều trị và hiện nay ngành y tế các nước đã ứng dụng rộng rãi, song ở Việt Nam bệnh viện thực hiện phương pháp này chưa nhiều, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP.HCM.
Bình luận (0)