Phải phạt tù người dùng chất cấm trong chăn nuôi

Thời gian qua, lượng lớn chất cấm tồn dư trong heo được phát hiện gây hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng. Song hành vi này chỉ bị xử phạt hành chính, không đủ sức răn đe khiến dư luận bức xúc.

Thời gian qua, lượng lớn chất cấm tồn dư trong heo được phát hiện gây hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng. Song hành vi này chỉ bị xử phạt hành chính, không đủ sức răn đe khiến dư luận bức xúc.

Cán bộ thú y lấy mẫu xét nghiệm tìm chất cấm trong heo - Ảnh: Công NguyênCán bộ thú y lấy mẫu xét nghiệm tìm chất cấm trong heo - Ảnh: Công Nguyên
Ngày 19.1, Chi cục Thú y TP.HCM cho biết sau 9 ngày ra quân (từ ngày 8 - 17.1) kiểm tra tồn dư chất cấm tại các lò mổ heo có quy mô lớn đã phát hiện 18 lô với tổng số 864 con heo dương tính với chất cấm salbutamol (chất tạo nạc, tăng trọng).
Các lò mổ này chủ yếu nhập heo từ các tỉnh như Đồng Nai, Bình Thuận, Long An… về xẻ thịt rồi đem phân phối khắp thị trường TP.HCM.
“Để công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm đạt hiệu quả hơn, thì nghị định, thông tư hướng dẫn thực thi luật phải đưa ra danh mục chất cấm cụ thể, mức độ nguy hại của từng loại chất cấm để áp dụng cho từng điều luật mới phù hợp với bản chất hành vi phạm tội” - luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP.HCM).

Theo đó, qua kiểm tra đột xuất Chi cục Thú y TP.HCM phát hiện tại các lò có heo chứa chất cấm cao như: Lò Phước Kiển có 5 lô (212 con), lò 213 có 5 lô (150 con), Nam Phong có 4 lô (229 con), An Hạ có 3 lô (243 con) và Bình Tân có 1 lô (30 con). Heo nhiễm chất cấm bị phát hiện tại TP.HCM có nguồn gốc từ các tỉnh như: Bình Thuận 8 lô với 456 con, Tiền Giang 5 lô với 156 con, Long An và Đồng Nai 2 lô với 222 con và Vũng Tàu 1 lô với 30 con.
Ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành thú y (Chi cục Thú y TP.HCM), cho biết trong đợt kiểm tra lần này, tỷ lệ heo dương tính với chất cấm từ các tỉnh nhập về TP.HCM lên đến 30% so với tổng số heo bị kiểm tra. Đây là con số rất đáng báo động, vì những lần kiểm tra trước con số này chỉ dừng lại từ 10 - 15%. Hàm lượng chất cấm tồn dư trong heo đợt kiểm tra này ở mức gần 9.400 ppb, tức gấp trên 4.700 lần mức cho phép (ppb là hàm lượng chất cấm trên một mẫu, theo quy định từ 2 ppb trở lên là dương tính). Trong số 15 chủ hàng có heo nhiễm chất cấm lần này có tới 13 người tái phạm nhiều lần. Đặc biệt, trường hợp bà Lê Thị Bích Liễu (lò Phước Kiển) vi phạm đến lần thứ 5. Chi cục Thú y TP.HCM đã có công văn gửi Chi cục Thú y Bình Thuận và Đồng Nai đề nghị kiểm tra, xác minh 3 trang trại và 2 hộ gia đình có heo dính chất cấm. Hiện 864 con heo nhiễm chất cấm phát hiện tại các lò mổ đang bị tạm giữ để tiếp tục xử lý.
Có thể phạt tù từ 1 - 5 năm
Thời gian qua, lượng lớn chất cấm tồn dư trong heo được phát hiện gây hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng, đặc biệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Song hành vi này chỉ bị xử phạt hành chính, không đủ sức răn đe khiến dư luận bức xúc.
Ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Bộ NN-PTNT, nhận định: “Với mức phạt cũng như hình thức phạt bổ sung hiện nay không đủ sức răn đe đối với người vi phạm cho nên đến nay cơ quan chức năng kiểm tra vẫn phát hiện nhiều lô heo cho kết quả dương tính với salbutamol”.
Ông Dũng cho rằng: “Hiện nay việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi được áp dụng xử phạt theo Nghị định 119/2013/NĐ-CP ngày 9.10.2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi. Mức xử phạt cho hành vi này chỉ từ 5 - 10 triệu đồng đối với chăn nuôi nông hộ và 10 - 20 triệu đồng với chăn nuôi trang trại, không đủ sức răn đe. Trong khi đó, với việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trong vòng 5 - 30 ngày, trừ chi phí, mỗi đầu heo sẽ tăng lợi nhuận từ 500.000 - 1 triệu đồng. Lượng heo phổ biến bị phát hiện từ 100 - 300 heo/đàn, thu lợi bất chính từ 100 - 300 triệu đồng. Cho nên hành vi giết người này phải truy cứu trách nhiệm hình sự mới đủ sức răn đe”.
Do vậy, dư luận đang chờ bộ luật Hình sự (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1.7.2016, quy định tại điểm a, khoản 1, điều 317 tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, người nào sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm thì bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.