Cần nhưng phải chặt chẽ
Việc Chính phủ cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp (DN) vay vốn là rất cần thiết, giúp DN huy động được nguồn vốn có giá trị lớn với chi phí cho khoản vay thấp, để thực hiện các dự án đầu tư cấp bách, trọng điểm của nhà nước có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong các giai đoạn nguồn vốn trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển. Tuy nhiên, Chính phủ, Bộ Tài chính cần phải chặt chẽ trong khâu thẩm định và bảo lãnh vay. Nếu không sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Võ Thị Vân
(P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM)
(P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM)
Dân phải gánh chịu
Theo quy định hiện hành, nợ do Chính phủ bảo lãnh được tính vào nợ công. Mà nợ công thì ai trả, là người dân. Bởi vậy, khi nợ công đã trở thành vấn đề đáng lo ngại thì Chính phủ, Quốc hội cần thể hiện thái độ rõ ràng. Cần nói không với những dự án thiếu chắc chắn, không khả thi.
Lê Thị Thu Trúc
(TX.Long Khánh, Đồng Nai)
(TX.Long Khánh, Đồng Nai)
Đầy rủi ro
Việc vay nợ nói chung và bảo lãnh nói riêng có thể tiềm ẩn những rủi ro. Rủi ro đến từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, chính yếu vẫn là năng lực của DN, nhất là DN nhà nước. Những cái tên như Vinashin, gang thép Thái Nguyên mở rộng… đã thất bại ê chề trong thực hiện dự án đầu tư có bảo lãnh vay của Chính phủ là bài học đắt giá. Do đó, người dân cảm thấy e ngại khi nhà nước bảo lãnh những khoản vay quá lớn cho các “ông lớn” là những DN nhà nước cũng là điều dễ hiểu.
Đoàn Minh Cường
(TP.Đà Nẵng)
(TP.Đà Nẵng)
Trần Văn Tân
(Q.Gò Vấp, TP.HCM) Đinh Trúc Ly (Q.8, TP.HCM) An Phong - Duy Khang
(thực hiện) |
Bình luận (0)