Nghịch lý phát sinh tiêu cực
“Ngay phần diện tích được sử dụng làm công viên, công trình công cộng cũng phải đóng tiền sử dụng đất”, đây là điều nghịch lý vẫn đang tồn tại trong một chế định về thu tiền sử dụng đất. Một việc khác nữa là thu tiền sử dụng đất, nhất là đất ở trong nhân dân hiện rất tùy tiện, mỗi nơi thu mỗi khác và thường thì áp giá thu cao. Thực trạng này rất dễ phát sinh tiêu cực, cần chấn chỉnh gấp.
Út Trực ([email protected])
Cần phương án hợp lý
Theo tôi, phương án hợp lý là thu tiền thuế sử dụng đất theo giá đất của tỉnh (hoặc thành phố) quy định từ đầu năm, không cần phải định giá thực tế hoặc hệ số K, dễ phát sinh tiêu cực và nảy sinh khiếu nại. Giá đất được khấu trừ cũng tính theo giá quy định của tỉnh từ đầu năm, không cần phải thuê công ty định giá bởi rất tốn kém và mất thời gian. Đối với các tổ chức thì tiền sử dụng đất nộp trong một năm chia đều cho 12 tháng, nếu nộp chậm phải tính lãi theo ngân hàng; đối với người dân thì nộp trong 5 năm, chia đều số tiền phải nộp từng năm, nếu nộp chậm cũng phải tính theo lãi ngân hàng, nếu nộp trước thời hạn được giảm 6%/năm.
Phan ([email protected])
Người thu nhập thấp khó mua được nhà, đất
Khi mà tiền sử dụng đất “đè” doanh nghiệp thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ “đè” người mua nhà, đất thông qua việc nâng giá lên cao. Tôi mong rằng sắp tới Chính phủ sớm điều chỉnh các quy định thu tiền sử dụng đất sao cho hợp lý, để các doanh nghiệp kinh doanh về địa ốc không đẩy giá đất lên cao như hiện nay, giúp người thu nhập thấp có điều kiện mua được nhà, đất.
Trịnh Đình Khang ([email protected])
Bùi Quốc Thắng (H.Đức Hòa, Long An)
Quy định mới phải khắc phục được các bất hợp lý như hiện nay, để làm sao đưa thị trường bất động sản về lại đúng giá trị thực tế, tránh tình trạng nhà đất bị đóng băng do giá “ảo”, trong khi rất nhiều người nghèo, người thu nhập thấp cần chỗ ở thì không thể mua nổi. Lê Công Thảo (H.Phong Điền,Thừa Thiên-Huế) Bùi Chiến |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> Tiền sử dụng đất ‘đè’ doanh nghiệp
>> 3 phương án thu tiền sử dụng đất
Bình luận (0)