Cần có lực lượng chuyên trách giỏi
Cán bộ quản lý trong lĩnh vực này hiện đang thiếu và nhiều nơi hầu như phải kiêm nhiệm nên tiến độ xử lý không cao. Loại tội phạm này khá mới, với nhiều văn bản quy định khác nhau, cần phải có cán bộ chuyên trách giỏi để thụ lý. Mặt khác, theo quy định, chỉ khi nào nhận được tố giác của người bị hại thì cơ quan chức năng mới vào cuộc đã làm hạn chế tính nghiêm minh của pháp luật. Việc chứng minh mức độ thiệt hại do thông tin “ảo” gây ra cũng là rào cản rất lớn khiến người bị hại cảm thấy nản khi quyết định đưa hay không đưa vụ việc ra dư luận.
Lê Văn Long ([email protected])
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Tội vu khống, xúc phạm danh dự người khác hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều được quy định rõ trong bộ luật Hình sự, nhưng tại sao các vi phạm “qua mạng” lại không bị đem ra xử lý nghiêm. Theo tôi, nếu thấy cần thiết thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự như một số nước đã làm. Chỉ có xử phạt thật nặng, thậm chí là phải truy cứu trách nhiệm hình sự và buộc đền bù thiệt hại thỏa đáng cho người bị hại, thì may ra loại tội phạm này mới giảm.
Nguyễn Ngọc Huỳnh ([email protected])
Trần Văn Đông (TP.Vinh, Nghệ An)
Trương Thị Mỹ Trang (H.Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) Công Sơn |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> Chém gió' ảo, hậu quả thật
>> Ứng phó scandal mạng xã hội
>> Hiểm họa từ mạng xã hội
>> Vụ 'ảnh sex của cô giáo ở Bắc Giang': Tung ảnh bôi nhọ, coi chừng vào tù
>> CSGT TP.Cần Thơ bị tung clip bôi nhọ, vu khống?
Bình luận (0)