Phẩm chất đại biểu Quốc hội

15/06/2015 05:00 GMT+7

Theo chương trình kỳ họp của Quốc hội khóa 13, trong tuần này, các đại biểu sẽ nghe tờ trình, thảo luận và bỏ phiếu miễn nhiệm tư cách của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đoàn Hà Nội - Châu Thị Thu Nga .

Theo chương trình kỳ họp của Quốc hội khóa 13, trong tuần này, các đại biểu sẽ nghe tờ trình, thảo luận và bỏ phiếu miễn nhiệm tư cách của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đoàn Hà Nội - Châu Thị Thu Nga.
Đây là một công việc mang tính thủ tục vì trong tháng 1.2015, bà Nga, khi đó còn là Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn đầu tư nhà đất (Housing Group) đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Mặc dù việc bãi nhiệm bà Nga, phải khẳng định rằng, không ảnh hưởng gì đến uy tín của Quốc hội (QH), của gần 500 ĐBQH bởi đây không phải là lần đầu tiên một ĐBQH có hành vi vi phạm pháp luật, bị khởi tố, bắt tạm giam và bị bãi nhiệm. Việc nào ra việc đó, người vi phạm chỉ là số rất ít trong tổng số ĐBQH. Nếu một ĐB đã được bầu vào QH nhưng không có sự rèn luyện về đạo đức, phẩm chất, có lúc lại có hành vi ra ngoài khuôn khổ luật pháp thì tất nhiên, người ĐB đó không còn xứng đáng đại diện cho cử tri và phải chịu hình phạt của pháp luật. Chứ không thể lấy danh ĐBQH để làm trái và cho mình quyền “bất khả xâm phạm”.
Quy trình bầu cử ĐBQH hiện nay, theo luật Bầu cử QH, luật Tổ chức QH đã có những quy định rất chặt chẽ để có thể tuyển chọn, bầu ra những ĐB có năng lực, có phẩm chất đạo đức để thực sự là người đại diện của nhân dân. Tuy nhiên, với lần bấm nút để bãi nhiệm bà Nga, chắc rằng có không ít ĐB sẽ nghĩ đến việc cần phải rà soát lại xem quy trình lựa chọn thời gian qua còn sơ hở ở khâu nào để khắc phục, tránh để những người không đủ tài, đức lọt vào đội ngũ các ĐBQH. Thậm chí, cần có quy trình để giám sát, phát hiện có ĐBQH nào khi đã được bầu, chọn, làm đúng chức trách của mình, không lợi dụng vị trí ĐB được dân bầu ra để làm những việc cá nhân, vi phạm luật pháp.
Cho nên, từ khâu lựa chọn, bầu các ĐBQH, rất cần có sự minh bạch thông tin đối với những người ứng cử. Và khi người ứng cử đã được bầu chọn làm ĐBQH thì người ĐB đó vẫn phải là một đối tượng được giám sát bởi các cử tri, cộng đồng dân cư... nơi họ sinh sống và công tác. Và khi có những ý kiến, thậm chí là khiếu nại, tố cáo những việc làm bất thường, có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến ĐBQH, cũng rất cần được xem xét, xử lý như mọi công dân khác.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.