Phát hiện bất ngờ về cách nhai thức ăn giúp giảm lượng đường trong máu

20/05/2023 00:09 GMT+7

Một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí khoa học PLOS One, lần đầu tiên khám phá mối liên quan giữa việc nhai thức ăn và mức đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Các nhà khoa học đã phát hiện nhai kỹ thức ăn giúp giảm mức đường huyết ở người bệnh tiểu đường, theo chuyên trang y tế Medical News Today.

Nghiên cứu, do Trường Nha khoa, Đại học Buffalo ở New York (Mỹ) phối hợp với Bệnh viện Nghiên cứu và Giáo dục Hamidiye Şişli Etfal ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), cùng thực hiện, đã phân tích dữ liệu từ 94 bệnh nhân tiểu đường loại 2 tại một phòng khám ở Istanbul. Những người tham gia được chia thành 2 nhóm.

Nhóm 1: Có khả năng nhai kỹ thức ăn, có "chức năng nhai" tốt, nghĩa là có đủ răng để nhai đúng cách.

Phát hiện bất ngờ về cách nhai thức ăn giúp giảm lượng đường trong máu - Ảnh 1.

Việc nhai thức ăn có ảnh hưởng đến mức đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2

Shutterstock

Nhóm 2: Không thể nhai kỹ thức ăn, do răng bị hư quá nhiều.

Để đánh giá mức đường huyết trung bình của những người tham gia, các nhà nghiên cứu đã đo chỉ số đường huyết trung bình HbA1c của họ. HbA1c phản ánh lượng đường trong máu trung bình trong 2-3 tháng qua.

Kết quả cho thấy mức HbA1c của nhóm không nhai kỹ thức ăn cao hơn 2% so với những người có khả năng nhai kỹ, theo Medical News Today.

Mức HbA1c ở người nhai kỹ là 7,48 so với 9,42 ở người khó nhai.

Phát hiện ban đầu

Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Mehmet A. Eskan, Phó giáo sư tại Trường Nha, Đại học Buffalo ở New York (Mỹ), cho hay: Trong quá trình khám chữa bệnh, tôi nhận thấy rằng những bệnh nhân tiểu đường loại 2, nếu bị suy giảm hoặc mất chức năng nhai sau khi được phục hồi, cấy ghép răng, đã cải thiện lượng đường trong máu.

Phát hiện bất ngờ về cách nhai thức ăn giúp giảm lượng đường trong máu - Ảnh 2.

Mức HbA1c của nhóm không nhai kỹ thức ăn cao hơn 2% so với những người có khả năng nhai kỹ

Shutterstock

Tại sao giảm mức HbA1c 2% lại quan trọng?

Mặc dù sự khác biệt về mức độ HbA1c có vẻ không nhiều, nhưng tiến sĩ Eskan đã giải thích lý do tại sao nó lại quan trọng. Ông cho biết nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng chỉ cần mức HbA1c tăng 1% đã làm tăng khoảng 40% tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch hoặc thiếu máu cục bộ ở bệnh nhân tiểu đường.

Ông cho biết: Theo đó, kết quả của chúng tôi có thể chỉ ra rằng việc nhai kỹ thức ăn ở bệnh nhân tiểu đường có thể giúp giảm hơn 50% các biến chứng tim mạch, theo Medical News Today.

Tiến sĩ Sumera Ahmed, Giáo sư chuyên về bệnh tiểu đường, Đại học Y College of Osteopathic Medicine (Mỹ), lưu ý rằng nhai kỹ hơn sẽ giải phóng các hoóc môn incretin, kích thích các tế bào ở ruột làm giảm lượng đường trong máu, làm chậm quá trình di chuyển thức ăn ra khỏi dạ dày, kích thích tiết insulin và ngăn chặn sự thèm ăn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.