Theo kháng nghị, hợp đồng tín dụng của các ngân hàng cung cấp cho thấy số cà phê cầm cố vay vốn của OCB có sự trùng lặp (cùng kho) với số cà phê mà doanh nghiệp này thế chấp cho các ngân hàng. Nhưng quá trình giải quyết vụ kiện, TAND Q.4 không triệu tập các ngân hàng này. Quyết định công nhận sự thỏa thuận cho OCB có quyền yêu cầu phát mãi đối với toàn bộ tài sản đảm bảo là lô cà phê đang thế chấp tại kho số 2 khi chưa có ý kiến thỏa thuận của các ngân hàng khác là ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của ngân hàng đang nhận cầm cố, thế chấp hàng hóa với Công ty Trường Ngân...
Ngoài ra, từ ngày 29.5, OCB và Công ty Trường Ngân biết có sự tranh chấp giữa các ngân hàng về sự chồng lấn hàng hóa thế chấp nhưng không thông báo, không có ý kiến phản đối việc tòa án hòa giải, ban hành quyết định thỏa thuận thành là thể hiện “có hành vi gian dối, trái đạo đức và vi phạm bộ luật Tố tụng dân sự”.
Trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo TAND TP.HCM nói rằng thời hạn để mở phiên tòa giám đốc thẩm là 4 tháng kể từ ngày tòa nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án. “Hội đồng giám đốc thẩm có quyền chấp nhận kháng nghị hoặc không chấp nhận kháng nghị, giữ nguyên quyết định hoặc hủy quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Nếu cần thiết, tòa có thể triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa này”, vị này cho biết.
Lê Nga
>> Vụ một kho cà phê thế chấp tại 7 ngân hàng: Tòa án chuyển hồ sơ cho cảnh sát điều tra
>> Vụ 7 ngân hàng tranh chấp kho cà phê: Quá nửa là rác và cát sỏi
>> Phát hiện thêm nhiều bao rác trong kho cà phê thế chấp cho 7 ngân hàng
>> Vụ một kho cà phê thế chấp 7 ngân hàng: Lên kịch bản chống 'xiết hàng
>> Vụ một kho cà phê thế chấp tại 7 ngân hàng: Xin ý kiến NHNN và UBND TP.HCM
Bình luận (0)