Phát hiện hành tinh kim cương trong hệ mặt trời

24/07/2024 12:03 GMT+7

Các nghiên cứu khoa học gần đây phát hiện ra một lớp kim cương dài 17 km ở ranh giới lớp vỏ và lõi của sao Thủy do ảnh hưởng của quá trình truyền nhiệt và áp suất.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học từ Trung Quốc và Bỉ cho rằng có khả năng hình thành một lớp kim cương trên bề mặt sao Thủy. Lớp này được cho là dày khoảng 11 dặm (17 km) và nằm sâu bên trong bề mặt sao Thủy.

Phát hiện hành tinh kim cương trong hệ mặt trời- Ảnh 1.

Hình ảnh hành tinh sao Thủy do tàu thăm dò của NASA chụp vào ngày 16.5.2015

REUTERS

Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng nhiệt độ và áp suất của lớp phủ sao Thủy chỉ đủ cao để cacbon hình thành than chì, vốn nhẹ hơn nên nổi lên bề mặt và tạo ra các mảng tối. Tuy nhiên, đánh giá này vẫn còn nhiều nghi vấn.

Tuy nhiên, độ sâu của nguồn carbon hình thành than chì đó vẫn chưa rõ ràng. Tùy thuộc vào một loạt các yếu tố về áp suất và nhiệt độ, các vật liệu carbon cũng có thể hình thành kim cương.

Do đó, trong thời gian gần đây, các nhà khoa học gần đây cố gắng tái tạo các điều kiện bên trong sao Thủy bằng cách sử dụng áp suất và nhiệt độ cao cùng với mô hình nhiệt động lực học. Điều này cho phép họ nghiên cứu cân bằng khoáng chất trên hành tinh này. Họ phát hiện ra rằng sự hiện diện của lưu huỳnh trong quặng sắt của sao Thủy đã tạo điều kiện cho quá trình kết tinh dẫn đến sự hình thành kim cương ở ranh giới vỏ và lõi trên hành tinh này, theo Futurism.

Độ dẫn nhiệt cao của lớp kim cương ảnh hưởng đến nhiệt độ của sao Thủy và tạo ra lớp từ trường. Lớp này giúp truyền nhiệt từ lõi sang lớp vỏ ngoài của hành tinh. Cơ chế truyền nhiệt này cũng giải thích nguyên nhân sao Thủy có từ trường mạnh bất ngờ, vốn là điều trăn trở của nhiều nhà khoa học vì kích thước nhỏ của hành tinh này.

Những phát hiện mới này đã thách thức các giả định trước đây về thành phần bên trong của sao Thủy và cung cấp những hiểu biết mới về các quá trình phân hóa của hành tinh này. Bên cạnh đó, những thông tin trên cũng tạo tiền đề để nghiên cứu các hành tinh đá khác có thành phần và kích thước tương tự như sao Thủy. Song, con người hiện chưa thể khai thác số kim cương này, bởi chúng nằm sâu tận 483 km dưới bề mặt sao Thủy.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.