Cả 3 hành tinh có khối lượng dao động từ 1,4 đến 1,8 lần so với Trái đất, và xoay quanh một sao lùn đỏ Gilese 1061 với quỹ đạo mất từ 3 đến 13 ngày.
Gilese 1061 cách Trái đất 12 năm ánh sáng, biến nó thành hệ sao gần thứ 20 so với hệ mặt trời, mà tính theo các tiêu chuẩn của vũ trụ là “sát bên nhà”.
Một trong các hành tinh đá vừa được tìm thấy mang tên Gliese 1016d nằm trong khu vực cho phép sự sống xuất hiện với nhiệt độ tạo điều kiện cho nước tồn tại trên bề mặt hành tinh, theo chuyên san Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.
“Giờ đây chúng ta đang tiến gần thêm một bước trong việc kiểm kê các hành tinh đá ở vùng phụ cận mặt trời”, tiến sĩ Ignasi Ribas, đồng tác giả báo cáo và là nhà nghiên cứu của Viện Khoa học không gian ở Barcelona (Tây Ban Nha), cho hay.
Sao lùn đỏ thuộc nhóm sao nhỏ nhất và nguội nhất trong Dải Ngân hà, biến chúng thành vị trí lý tưởng cho các nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi hệ sao lùn đỏ đều có ứng viên thích hợp.
Giờ đây các nhà khoa học cần phải tìm hiểu thêm về lịch sử của các vì sao, cũng như các hoạt động trong quá khứ của chúng trước khi xác định hành tinh tiềm năng.
Bình luận (0)