Phát hiện hệ thống lưu trữ dữ liệu đầu tiên

16/10/2013 08:27 GMT+7

(TNO) Những quả cầu bằng đất sét 5.500 năm tuổi chứa mật mã Lưỡng Hà có thể là các thiết bị đầu tiên chứa dữ liệu trong lịch sử loài người.

Một mật mã được dùng để lưu trữ dữ liệu 200 năm trước khi chữ viết xuất hiện đã được tìm thấy bên trong các khối cầu đất sét ở Iran.

Các khối cầu này được tạo ra vào khoảng 5.500 năm trước, vào thời điểm những thành phố đầu tiên bắt đầu khởi sắc tại Lưỡng Hà, và có thể được dùng để ghi nhận các giao dịch buôn bán.

Đài NDTV dẫn lời Christopher Woods, giáo sư của Đại học Chicago (Mỹ), cho hay những khối cầu đất sét đơn giản đã đại diện cho “hệ thống lưu trữ dữ liệu sơ khai nhất” trên thế giới.

Còn gọi là “phong thư”, chúng là những khối cầu rỗng, chứa các dạng hình học khác nhau, nhiều khả năng là chứng cứ đầu tiên về số học.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy quét CT và mô hình 3D để nhìn bên trong của hơn 20 mẫu vật được khai quật ở Choga Mish, miền tây Iran vào cuối những năm 1960.

Những lá thư bằng đất sét như dạng này cũng được tìm thấy tại vùng Lưỡng Hà, đặc biệt là ở thành phố trong huyền thoại Uruk.

Chỉ có khoảng 150 khối với cấu trúc hoàn chỉnh còn tồn tại đến ngày nay, và chúng có kích thước dao động từ quả banh golf đến bóng chuyền.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp, và các nhà khoa học hy vọng có thể giải mã được ý nghĩa của những quả cầu này.

Phi Yến

>> Sự “hồi sinh” của văn minh Lưỡng Hà
>> Cách mới giải mã chữ viết cổ
>> Phát hiện chữ Việt cổ ?
>> Khô hạn tiêu diệt nền văn minh Maya
>> Khám phá cái nôi của nền văn minh châu u

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.