Phát hiện vô cùng ấn tượng này hứa hẹn cung cấp thêm thông tin về giai đoạn độc nhất vô nhị về Thế Miocen (hay Thế Trung Tân, cách đây khoảng 23,03 đến 5,33 triệu năm trước).
Trong giai đoạn này, biến đổi khí hậu đã tạo nên những thay đổi khác biệt cho cảnh quan Úc, mở ra cơ hội cho các loài nhện phát triển và đa dạng hóa. Vì thế, giới khoa học thời nay gọi đây là "kỷ nguyên vàng" của loài nhện mygalomorph.
Tuy nhiên, cho đến gần đây, giới chuyên gia vẫn chưa có nhiều thông tin về giai đoạn đặc biệt trên, do hầu như không tìm được hóa thạch nhện vào thời đó.
Trong một phát hiện đầu tiên của thế giới, các nhà nghiên cứu bất ngờ tìm thấy một hóa thạch của một chi nhện mới, cách đây 11-16 triệu năm, và được đặt tên là Megamonodontium mccluskyi.
Với kích thước 50 mm, nhện Megamonodontium mccluskyi cỡ bằng loài nhện sói ngày nay.
"Đây không chỉ là hóa thạch nhện lớn nhất từng được tìm thấy ở Úc, mà còn là hóa thạch đầu tiên của họ nhà nhện Barychelidae được phát hiện trên toàn thế giới", theo tiến sĩ Robert Raven, tác giả báo cáo và là nhà nhện học thuộc Bảo tàng Queensland (Úc).
Phát hiện hóa thạch "rồng biển" 180 triệu năm tuổi tại Anh
Việc khám phá sự tồn tại của chi Megamonodontium mccluskyi hứa hẹn mang đến những hiểu biết mới về sự tiến hóa của loài nhện, vốn đến nay vẫn còn những lỗ hổng chưa giải thích được.
Báo cáo về hóa thạch nhện khổng lồ đã được đăng trên chuyên san Zoological Journal of the Linnean Society.
Bình luận (0)