Theo báo cáo đăng trên chuyên san Archaeological Prospection, kết quả phân tích đồng vị mới cho thấy kim tự tháp ở Gunung Padang được xây dựng vào thời kỳ băng hà cuối cùng, khoảng từ năm 25000 đến 14000 năm trước công nguyên.
Kế đến, cấu trúc này bị bỏ hoang trong vài ngàn năm, trước khi bị chôn vùi một cách có chủ đích vào khoảng năm 7000 trước công nguyên.
Đại Kim tự tháp ở Ai Cập và quần thể Stonehenge ở Anh đều được xây dựng gần như trong cùng thời điểm, khoảng năm 3200 trước công nguyên.
Điều đó có nghĩa là, nếu kết quả phân tích đồng vị là chính xác, kim tự tháp ở Gunung Padang có niên đại cổ hơn nhiều so với Đại Kim tự tháp.
Trên thực tế, cấu trúc ở Gunung Padang có lẽ đã bị chôn vùi và chìm trong quên lãng suốt nhiều ngàn năm trước khi có người nào đó ở cao nguyên Giza (Ai Cập) hoặc cao nguyên Salisbury (Anh) nảy ra ý tưởng xây kim tự tháp hoặc công trình tượng đài cự thạch ở những nơi này.
Công trình ở Indonesia thậm chí còn cổ hơn nhiều ngàn năm so với Gobekli Tepe, ngôi đền cổ nhất thế giới ở Thổ Nhĩ Kỳ, với niên đại khoảng năm 9000 trước công nguyên.
Trong báo cáo, nhà địa chất học Danny Hilman của Cơ quan Nghiên cứu và Phát minh Quốc gia của Indonesia, viết rằng các chuyên gia trước đó dự đoán cấu trúc Gunung Padang có niên đại dao động từ hàng trăm năm đến vài ngàn năm trước công nguyên, tương tự các cấu trúc cùng dạng ở Đông Nam Á.
Ông Hilman đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có xác định đồng vị carbon-14, trước khi công bố niên đại thực sự của kim tự tháp vốn được phát hiện vào năm 1890.
Chuyên gia này còn tìm được chứng cứ về những căn phòng trong lòng đất. Trong đó, gian phòng chính có kích thước 15 x 10 m, chiều cao 10 m, đủ sức cất giữ một kho báu bí ẩn chưa bao giờ được khám phá.
Hiện vẫn chưa rõ ai và bằng cách nào họ đã xây dựng kim tự tháp ở Gunung Padang.
Đây là bí ẩn lớn, vì chuyên gia Hilman ước tính cấu trúc tồn tại nhiều ngàn năm trước khi nền văn minh sớm nhất của nhân loại xuất hiện.
Bình luận (0)