Ngày 20-9, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trương Quang Tâm - Viện Sinh học nhiệt đới (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) - cho hay loài lan này đã được các nhà khoa học Đức công bố trước đó khi nó được nhập không chính thức từ Việt Nam vào Đức.
|
Tuy nhiên, do nguồn lan nhập vào nước Đức không phải mẫu thu trực tiếp ở rừng nên họ không biết đích xác vùng sinh thái phân bố. Cho đến khi chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Sinh học nhiệt đới, khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà và Vườn thực vật Praha thực hiện khảo sát mới tìm ra vị trí phân bố của loài lan trên tại khu bảo tồn Hòn Bà (Khánh Hòa, ở độ cao 1.200-1.500m).
Đây cũng là lần đầu tiên Dendrobium farinatum được ghi nhận một cách chính thức trong môi trường tự nhiên tại Việt Nam.
Theo ông Tâm, về mặt khoa học, đây có thể là nguồn gen giúp nhân nuôi tạo loài có giá trị kinh tế. Khảo sát ban đầu cho kết quả lan ra hoa vào tháng 7 trong năm.
Nhóm nghiên cứu đang tiến hành thêm các khảo sát đánh giá vùng phân bố và sinh thái của loài lan này trong tự nhiên nhằm đưa ra giải pháp bảo tồn cho loài lan đặc hữu của Việt Nam.
Theo Ngọc Hà / Tuổi Trẻ
>> Hội hoa lan chào mừng Đại lễ
>> Sắp có hoa lan mang tên Thủ tướng Myanmar
Bình luận (0)